VH Tiếng Nói Văn Học Việt Houston VH

VVH Tiếng Nói Văn-Học Việt-Houston (Viet Voice From Houston). Xin gửi bài vở về địa chỉ wendynicolennduong@post.harvard.edu. Contributing articles and commentaries should be submitted to wendynicolennduong@post.harvard.edu.

COPYRIGHT NOTICE AND DISCLAIMER

Về vấn đề bản quyền (copyright) cho tác giả Việt Nam của các bài viết được đăng tải ở đây: Chúng tôi nhận được những bài viết này từ độc giả hoặc từ các môi trường truyền thông của các nhóm người Việt, vì tác phẩm đã được phổ biến ở một môi trường công cộng nào đó. Chúng tôi mạn phép đăng tải theo lời giới thiệu của độc giả, dưới thẩm quyền "fair use exception" của luật trước tác bản quyền, vì làm việc cho mục đích giáo dục quần chúng, không vụ lợi. Nếu độc giả nào biết tác giả, xin cho chúng tôi biết để gửi lời chính thức xin phép, hoặc nếu tác giả không bằng lòng, xin cho chúng tôi biết ngay để chúng tôi lấy bài xuống theo ý của tác giả.

disclaimer re content

Quan điểm của tác giả hay độc giả trình bày ở đây không phải là quan điểm của người hay nhóm chủ trương VVFH, và vì thế chúng tôi không chịu trách nhiệm về những quan điểm hay dữ kiện đưa ra bởi tác giả hay độc giả. The views and supporting facts expressed by the authors or commenters published here are not necessarily those expressed or endorsed by VVFH or its editors. Accordingly, VVFH disclaims liability with respect to such content.

MỤC ĐÍCH:

Lời nhắn với học trò Việt Nam của giáo sư WENDI NICOLE Dương, cựu học giả FULBRIGHT Hoa Kỳ và cựu giáo sư luật đại học Denver:


Cô thành lập tập san này là đề cố gắng giữ lại những cái đẹp trong văn hóa cội nguồn của Việt Nam, đã giúp chúng ta đứng vững trên hai ngàn năm, dựa trên những giá trị đặc thù của người Việt nhưng đồng thời cũng là giá trị tổng quát của nhân loại. Hy vọng TIENG NOI VAN HOC VIET-HOUSTON, gọi tắt là VH, hay VVFH (Viet Voice from Houston) sẽ đến với người Việt trên toàn thế giới, qua độc giả thích văn chương văn học trong cả hai ngôn ngữ Việt-Anh, từ bàn tay và ánh mắt của một số it học trò Việt đang sinh sống ở Mỹ hoặc ở Việt Nam, của chính cô, cũng như của thế hệ đi trước biểu tượng là cha mẹ cô, những giáo sư ngôn ngữ.


Wendi Nicole Duong (Nhu-Nguyen) tháng tư April 2015

TRIO OF WATER LILIES

TRIO OF WATER LILIES
TRIO OF WATER LILIES enamel, markers, pen and pencil on paper. artwork by Wendi Nicole Duong copyright 2013: in all three regions of Vietnam, one can always find Hoa Sung, water lilies!

Saturday, November 20, 2021

NHỮNG NGƯỜI CA SĨ NGOAI HẠNG CUẢ VIỆT NAM CŨ:

 

 

 Duc LongTRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM

Cho tôi sống lại tuổi thơ
KẸO KÉO NÓNG HỔI, VỪA THỔI VỪA ĂN!
Trẻ con ở Việt Nam ta thường hay bị bắt ngủ trưa. Mà cứ độ 100 đứa thì có đến 99 đứa rưỡi toàn trốn ngủ trưa để đi nghịch ngợm hoặc làm bất cứ những chuyện gì để mà không phải ngủ, có đúng không? Ấy mà cũng ngộ, vào cái thời điểm buổi trưa nóng nực mọi người lo ngủ trưa thì cũng lòi ra nhiều người đi bán hàng rong lắm. Từ bà bán bánh giò bánh gai, cô bán chè thập cẩm đến ông bán gỏi đu đủ hay chú bán kẹo kéo, họ cứ nhè lúc trưa là đi dạo vòng khắp hang cùng ngõ hẻm để rao bán hàng. Cứ hễ một người vừa đi qua đầu ngõ vừa mới rao hàng xong được dăm ba phút, thì lại có người kế tiếp rao bán món ăn của mình.
Xóm tôi ở
cũng thế, buổi trưa hay chiều nào cũng có một ông chạy xe đạp lon ton vào cái ngõ vắng (vào thập 60/70 đường xá rộng rãi hơn bây giờ nhiều, lại ít xe cộ và cũng ít người đi ra đường nên nhìn nó vắng vẻ), ổng hay dừng xe trước nhà đối diện với nhà tôi vì ở đó có bóng mát của tàng cây vú sữa trên cao. Ổng chống cái xe đứng ở đó rồi cất cao giọng oanh vàng mà nghe ồ ồ như vịt đực vậy:
“Kẹo kéoooooooooo …. đêêêêê!”
Mà công nhận sao mấy người bán hàng rong có cái giọng rao “chất” thiệt, chẳng cần micro mi-kiết gì để hỗ trợ mà cả khu phố, cả xóm ai cũng nghe rõ. Họ rao suốt cả ngày, ngày này qua ngày nọ mà thanh quản họ chẳng bị gì cả. Ca sĩ bây giờ đi tầm sư học đạo, ý lộn học thanh nhạc, bế quan tu luyện giọng ca rất khổ cực mà lên sân khấu trình diễn cũng phải cần có micro thì khán giả mới nghe được, hát chừng 2 tiếng thôi là khàn giọng phải ăn cháo yến, nghỉ xả hơi cả nửa ngày mới gìn giữ được giọng. Đằng này các vị cao nhân bán hàng rong chỉ cần nước lã hoặc nước trà cho khỏi khát khô cổ họng thôi, còn quanh năm suốt tháng thì vẫn cứ dùng cái giọng mộc mạc thiên phú của mình để mà rao hàng:
“Cô kia má đỏ hồng hồng
Ăn đồng kẹo kéo lấy chồng sĩ quan.”
“Ai mà thấp bé lùn lùn
Ăn đồng kẹo kéo nó đùn lên cao.”
“Ai kẹo kéoooooo …. đêêêêêê …!”
Mà kẹo kéo ngày xưa khác xa với thời nay nha mấy bạn trẻ. Hồi trước người bán kẹo kéo thường chạy chiếc xe đạp đi bán khắp ngõ, khắp hang hóc trong các xóm lao động, phía sau chở theo cái thùng gỗ đựng cây kẹo to chà bá như cái giò heo. Khi có ai mua, người bán mới thoa tí dầu phộng vào tay rồi kéo ra những cây kẹo bằng ngón tay dài chừng mươi, mười lăm phân, rồi bẻ rắc một cái, cây kẹo gãy giòn tan, kẹp miếng giấy báo cắt sẵn vào đuôi kẹo trao cho khách hàng.
Bởi thế mới gọi là kẹo kéo, chứ chẳng phải như bây giờ. Cuộc sống giờ đã hiện đại, vật chất dư thừa hơn xưa nên món kẹo kéo cũng thay hình đổi dạng không ít. Người bán kẹo bây giờ thường đi bộ vào những chỗ đông người tụ tập, kéo theo cái loa phát thanh hát những bài bolero bình dân để gây chú ý. Những chiếc kẹo họ bán toàn là những chiếc kẹo công nghệ được bao bọc trong ni lông hút chân không để cả năm cũng chẳng hư. Làm sao mà có thể so sánh được với cây kẹo kéo truyền thống của ngày xưa được.
Thời tuổi thơ ngày đó, tôi cũng mê ăn kẹo kéo dữ dội lắm. Mỗi lần nghe tiếng rao kẹo kéo, không chỉ riêng tôi mà cả một lũ trẻ con trong xóm chạy ùa ra khỏi nhà, bu quanh ông bán kẹo để mua thì ít, mà để xem và để … thèm thuồng thì nhiều.
Lắm ông bán kẹo kéo bày trò quay số để xí dụ con nít và cả không ít người lớn luôn. Người mua quay được ô có số nào trên cái bàn quay tròn nhỏ thì nhận được từng ấy cây kẹo, hoặc được cây kẹo to hay nhỏ, dài hay ngắn. Mà đa số quay hoài cũng chỉ trúng được 1 cây kẹo mà thôi. Thật ra thì mấy cái bàn quay số ấy, các ông bán kẹo đã “thiết kế theo bí mật trong nghề”, để cỡ mấy chục người quay mới có một người “trúng mánh” thắng được người bán mấy cây kẹo, coi như làm mồi câu khách hoặc “dụ khị” mấy đứa nhỏ ngây thơ vậy đó (bây giờ mấy người bi-sờ-nét gọi là promotion khuyến mãi hay bi-e bi-a = PR gì đó), chứ hổng thôi lỗ vốn thí mồ, lấy đâu ra lời đặng nuôi vợ nuôi con. Rồi khi thiên đường xã hội chủ nghĩa trở thành hiện thực khắp nơi, kinh tế trở nên eo hẹp khó khăn, mấy chú bán kẹo kéo lại sáng tạo ra cái màn dùng các phế liệu ve chai để đổi lấy kẹo kéo. Âu đó cũng là một nét đặc trưng của cái thiên đường độc lập tự do, ấm no hạnh phúc của đất nước ta vậy.
Quả thật, đối với lũ trẻ con chúng tôi, sung sướng làm sao khi miệng mút cây kẹo ngọt thanh thanh, nhai hạt đậu phộng béo ngậy thơm lừng, tai thì vểnh lên lắng nghe ông bán kẹo ê a dăm ba câu lục bát tiếu lâm theo kiểu ca dao quan họ một cách thật thích thú, rồi phá ra cười hô hố với nhau rất hồn nhiên:
“Ông Tây mà lấy bà Đầm
Thấy hàng kẹo kéo, ầm ầm chạy ra.”
“Cô nào chồng bỏ chồng chê
Ăn đồng kẹo kéo chồng mê tới già!”
Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ mấy câu lục bát dí dỏm như trên phải không?
Mấy chục năm trôi qua, cuộc đời biết bao thăng trầm, đổi thay. Con tạo xoay vần, sự vật cũng xoay vần theo. Xóm làng, phố phường hầu như thay đổi toàn diện. Món ăn, thức uống cũng biến dạng khác hẳn không còn giống như ngày xưa nữa. Tôi nhớ có một lần ngồi uống cà phê với vài người bạn Việt kiều Mỹ thì có một chàng trai trẻ tay cầm micro, tay kéo theo chiếc loa bự chà bá tà tà đi tới hát nhạc Bolero rất là ngọt ngào, mùi mẫn. Các bạn tôi ngạc nhiên nói sao bây giờ đi ăn xin mà ăn mặc đúng mốt và trang bị máy móc tối tân quá. Tôi mới cưới giải thích đó là người đi bán kẹo kéo của thời đại bây giờ chứ không phải ăn xin. Nghe nói kẹo kéo, các bạn tôi sáng mắt ra vẻ hớn hở ngoắc ngoắc chú em bán kẹo lại gần để họ mua ủng hộ. Nhưng khi cầm trên tay những thỏi kẹo công nghệ cứng ngắc bọc ni lông sạch sẽ, họ lại tỏ ra thất vọng tràn trề vì đó không còn là miếng kẹo kéo đơn sơ có đậu phộng của những ngày thơ ấu xa xưa mấy chục năm về trước nữa.
Giờ tôi ngồi đây, viết lại những dòng ký ức này, trước mặt tôi hiện ra hình ảnh một người đàn ông áo quần đạm bạc nhưng rất chỉnh tề, da nâu sạm vì rám nắng, đứng cạnh chiếc xe đạp cũ kỹ cất cao giọng rao rất thân thương:
“Ai kẹo kéooooooooooooo đêêêê!”
(viết tặng chị Vân H.🍭)
Đức Long alias HMĐ 20/11/2021

No comments:

Post a Comment