VH Tiếng Nói Văn Học Việt Houston VH

VVH Tiếng Nói Văn-Học Việt-Houston (Viet Voice From Houston). Xin gửi bài vở về địa chỉ wendynicolennduong@post.harvard.edu. Contributing articles and commentaries should be submitted to wendynicolennduong@post.harvard.edu.

COPYRIGHT NOTICE AND DISCLAIMER

Về vấn đề bản quyền (copyright) cho tác giả Việt Nam của các bài viết được đăng tải ở đây: Chúng tôi nhận được những bài viết này từ độc giả hoặc từ các môi trường truyền thông của các nhóm người Việt, vì tác phẩm đã được phổ biến ở một môi trường công cộng nào đó. Chúng tôi mạn phép đăng tải theo lời giới thiệu của độc giả, dưới thẩm quyền "fair use exception" của luật trước tác bản quyền, vì làm việc cho mục đích giáo dục quần chúng, không vụ lợi. Nếu độc giả nào biết tác giả, xin cho chúng tôi biết để gửi lời chính thức xin phép, hoặc nếu tác giả không bằng lòng, xin cho chúng tôi biết ngay để chúng tôi lấy bài xuống theo ý của tác giả.

disclaimer re content

Quan điểm của tác giả hay độc giả trình bày ở đây không phải là quan điểm của người hay nhóm chủ trương VVFH, và vì thế chúng tôi không chịu trách nhiệm về những quan điểm hay dữ kiện đưa ra bởi tác giả hay độc giả. The views and supporting facts expressed by the authors or commenters published here are not necessarily those expressed or endorsed by VVFH or its editors. Accordingly, VVFH disclaims liability with respect to such content.

MỤC ĐÍCH:

Lời nhắn với học trò Việt Nam của giáo sư WENDI NICOLE Dương, cựu học giả FULBRIGHT Hoa Kỳ và cựu giáo sư luật đại học Denver:


Cô thành lập tập san này là đề cố gắng giữ lại những cái đẹp trong văn hóa cội nguồn của Việt Nam, đã giúp chúng ta đứng vững trên hai ngàn năm, dựa trên những giá trị đặc thù của người Việt nhưng đồng thời cũng là giá trị tổng quát của nhân loại. Hy vọng TIENG NOI VAN HOC VIET-HOUSTON, gọi tắt là VH, hay VVFH (Viet Voice from Houston) sẽ đến với người Việt trên toàn thế giới, qua độc giả thích văn chương văn học trong cả hai ngôn ngữ Việt-Anh, từ bàn tay và ánh mắt của một số it học trò Việt đang sinh sống ở Mỹ hoặc ở Việt Nam, của chính cô, cũng như của thế hệ đi trước biểu tượng là cha mẹ cô, những giáo sư ngôn ngữ.


Wendi Nicole Duong (Nhu-Nguyen) tháng tư April 2015

TRIO OF WATER LILIES

TRIO OF WATER LILIES
TRIO OF WATER LILIES enamel, markers, pen and pencil on paper. artwork by Wendi Nicole Duong copyright 2013: in all three regions of Vietnam, one can always find Hoa Sung, water lilies!

Thursday, August 31, 2017

CHỮ VÀ NGHĨA -- Luân Tế

NOTE  FROM THE EDITOR:  VVFHouston wishes to thank author Luan Te (actor Le Tuan) for sharing with us his personal experience described in his article below.  As told by Luan Te, the fundamental errors made in the translation of Nguyen Chi Thien's Flowers of Hell are indeed unforgivable, considering the prestige that stands behind such work.  As a point of interest,  please note that in my opinion, Luan Te's earlier translation of Mancho's  "Someone has to serve the papers" as "Thì cũng phải có người chịu tội chứ " (there must be someone convicted for the crime") is arguably acceptable, considering the ultimate meaning  and the story-telling objective in context. This is because of the legal concept explained below. 
There are three legal terms of art at work:  "serving the papers" (most common among laypersons), "service of process" and "constitutional due process."  
In Anglo-American jurisprudence, "service of process" (i.e. 'serving the papers') is a "due process" constitutional/fundamental rights requirement:  all humans are presumed innocent until proven guilty, and hence cannot be convicted or held responsible under the law unless they have full notice of the charge so that they can defend themselves effectively. This is the gist of a rule-of-law system of democracy: the government or sovereign state cannot deprive citizens of their liberty and property without such due process.  This is why the charge, i.e., notice of the crime or the governmental action to be taken against an individual, must be "served" upon the individual. In general, "service of process or serving the papers" must be performed by an officer of the law charged with such duty of "service, meaning the officer must follow the law in taking the legal papers and literally placing them onto the defendant's person, i.e., right in his/her face! This constitutes "legal notice" or "due process."  If this is not done properly, the court system cannot do anything to the individual charged, and no lawsuit or legal action can be effectuated.  
The ultimate purpose of "due process" or "legal notice" is to accord the defendant a full trial during which the sovereign state  or plaintiff can prove guilt, and the accused can negate guilt. Constitutional "due process" begins with such "service of process," i.e. the "serving of legal papers" upon the person of the accused or the giving of notice of the charge and the anticipated action.  This is the reason serving the papers can be construed as the ultimate purpose of convicting someone or making someone liable under the law.  The translation  "Thì cũng phải có người chịu tội chứ " (there must be someone convicted for the crime"), although not conveying the immediate text, accurately described the mentality of the server, or the ultimate objective of story-telling, in context.  "Serving the papers" is the procedure; "due process" is the constitutional substance behind the procedure.  Here, translator Le Tuan gave the text its best possible meaning, the philosophy endorsed by Donald Davidson, contemporary philosopher of language.      

CHỮ VÀ NGHĨA
Luân Tế


Cách đây hơn 40 năm một người bạn Mỹ tên là Duane Hauch cho tôi một chồng sách, toàn là các vở kịch nổi tiếng của Mỹ (để trả công cho tôi một phần trong việc tôi giúp anh dịch vở kịch Thành Cát Tư Hãn của GS Vũ Khắc Khoan sang tiếng Anh). Tôi đọc thấy hay quá và nẩy ra ý định dịch những vở kịch đó sang tiếng Việt. Trước đó tôi cũng đã viết dăm ba vở kịch cho mấy ban kịch trên đài truyền hình ở Sài Gòn. Một số kịch bản tôi dịch được trình diễn trên sân khấu, được dùng để dậy lớp kịch nghệ ở mấy trường đại học. Hội Việt Mỹ (VAA) Sài Gòn trả cho tôi một triệu đồng cho 10 kịch bản do tôi dịch để xuất bản với tựa đề : “Mười Vở Kịch Nổi Tiếng Nhất Nước Mỹ”. Họ nói với tôi là cuốn sách này sẽ được in trên giấy láng, offset, giống như tờ Thế Giới Tự Do. Đang in giở ở Phi Luật Tân thì nước mất. Có người nói với tôi là những tài liệu như thế có thể đã được đưa vào văn khố của bộ ngoại giao Mỹ nhưng tôi không tin và cũng không cố tình đi tìm lại.
Năm 1991, tôi về Việt Nam làm phim có gặp một cô học trò cũ lớp Kịch Nghệ của tôi ở Đại Học Tri Hành. Cô tên là Minh Ngọc, lúc đó đang là người viết kịch và đạo diễn sân khấu sáng giá ở Việt Nam. “Em vẫn còn giữ mấy tập kịch thầy dịch và viết,” Minh Ngọc nói với tôi. Định hỏi mượn để photocopy lại làm kỷ niệm nhưng rồi bận quá, quên luôn. Nghe nói Minh Ngọc đã sang Mỹ sống. Hôm nào gặp tôi sẽ hỏi xem cô có còn giữ mấy tập kịch đó không.

Dịch từ Anh sang Việt rất khó vì tiếng Việt mình quá giầu có, nhiều khi không biết phải chọn “chữ” nào cho đúng “nghĩa”.  Cứ cho là người dịch rất giỏi chữ (Việt), còn có vấn đề khả năng Anh ngữ (hay ngoại ngữ, nói chung) của người dịch. Có thể khi đọc bản văn bằng tiếng nước ngoài, người đọc có thể nghĩ rằng mình hiểu gần như 100%, nhưng đến khi cầm bút dịch bản văn đó thì phải phân tích từng chữ, từng câu...và hậu quả là sẽ nhận thấy là mình dốt, tuy biết “chữ” nhưng không rành cho lắm về “nghĩa” của cái chữ đó. Chẳng hạn như trường hợp sau:
         
Năm 1972, tôi dịch tập nhạc kịch tên là “Man of La mancha”. Lấy tựa tiếng Việt là “Giấc Mơ Tuyệt Vọng”. Trong kịch có một màn Sancho, người hầu cận của Don Quixote, nói tại sao anh lại bị nhốt vào nhà giam cùng với chủ chờ ra trước Tôn Giáo Pháp Đình.

          GOVERNOR: But why are you here?
          SANCHO:       Someone has to serve the papers.

Có lẽ là tôi không tham khảo cuốn tự điển của Nguyễn Văn Khôn mà bố tôi mua đã từ lâu khi dịch câu này như sau:

          THỐNG ĐỐC: Thế tại sao mày lại phải vào đây?
          SANCHO:        Thì cũng phải có người chịu tội chứ.

vì chữ “Serve” tương đối giản dị. Tôi cho chữ này có nghĩa là “phục vụ” hay trong câu này có thể có ý là “ở tù” nên tôi cho hai nghĩa vào làm một và dịch là “chịu tội”. Đấy là năm 1972. Đến năm 2010, tôi xem và nhuận lại bản dịch này để cho tái xuất bản thì mới nhận ra cái sai của mình. Ở Mỹ lâu rồi mới biết đến câu “serve the papers”. Câu này có nghĩa là cầm giấy tờ đến đưa cho một người đang bị kiện ra tòa, một legal process. Tôi vội vàng che cái dốt của mình và chữa lại trong ấn bản mới:
         
SANCHO:        Thì cũng phải có thằng đi tống đạt giấy tờ chứ.

Và cho là mình đã sửa đúng. Nhưng đúng mà chưa hay. Vì trong lúc ngồi viết mấy dòng này thì tôi lại nghĩ ra một chữ khác, “tống trát”. Hai chữ này lột tả được toàn diện nghĩa của cụm từ “Serve the papers”. Và vì thế nếu sách bán hết và phải in thêm thì tôi sẽ chữa câu này thành:

SANCHO:        Thì cũng phải có thằng đi tống trát chứ.

Khi dịch đến đoạn viên giáo sĩ hát về người tình Dulcinea (trong mộng) của Don Quixote thì tôi gặp một câu mở đầu như thế này:

          To each his Dulcinea…

Thật sự tôi không hiểu ý của người làm bài hát đó. Đánh liều dịch là:

          Với mỗi một tình nương…

Nhưng sau khi sống ở Mỹ một thời gian, học hỏi thêm thì biết là trong tiếng Anh có câu tục ngữ “To Each His Own”, cũng na ná như một câu trong tiếng Pháp, “Chacun a son gout”. Nôm na trong tiếng Việt là “nhân tâm tùy mạng mỡ” hay “mỗi người có ý thích riêng của họ”. Như vậy thì là tôi đã dịch sai vì không đủ kiến thức về tiếng Anh để hiểu được câu hát trong nguyên bản. Và vì thế mà tôi phải chữa lại trong lần tái bản là:

          Một người có riêng một tình nương…

Cho nên, biết chữ là một chuyện. Hiểu được cái nghĩa của chữ đó trong từng hoàn cảnh hay không thì lại là một chuyện khác. Cách đây ít năm, lúc về Hà Nội, tôi thả bộ đi quanh Hồ Hoàn Kiếm. Ngay cạnh bờ hồ, chỗ gần tượng Vua Lý Thái Tổ, có một ngôi nhà nhỏ. Đến gần thì thấy đây là một phòng triển lãm hội họa. Trước cửa có một tấm bảng gỗ nhỏ có sơn vài hàng chữ bằng hai tiếng Việt và Anh đại khái giới thiệu về phòng triển lãm này, khoe là trong đó có trưng bầy nhiều họa phẩm thuộc nhiều trường phái nghệ thuật. Chữ “Trường Phái” thường được dịch ra là “School.” Chẳng hạn như “Schools of Thoughts” hay “Schools of Arts”. Nhưng có lẽ vì vị nào có trách nhiệm dịch mấy chữ đó sang Anh ngữ muốn làm tăng tầm quan trọng của phòng triển lãm nên vị này, thay vì dùng chữ “Schools of Arts” thì lại dùng chữ “Universities of Arts”; vì nghĩ là “university” thì thế nào chẳng có trình độ cao hơn “school”. Vị này quên không nghĩ đến những trường hợp Law School, Business School,  Medical School…Những “school” này muốn vào được thì phải tốt nghiệp “university” trước đã.

Gần đây một anh bạn có gửi cho tôi một bài về Phật học do một Tỳ Kheo dịch sang tiếng Việt từ Anh Ngữ. Vị tỳ kheo này dịch các danh từ Phật học rất hay nhưng ông phạm vào một cái lỗi rất sơ đẳng trong ngành dịch thuật là trình bầy bản dịch của ông ngay bên cạnh bản chính trong hình thức song ngữ đối chiếu.

Đây là trang đầu:


Đạo Phật là gì?





Danh từ Đạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Đạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài Sĩ-Đạt-Đa Cồ-Đàm, được biết như một vị Phật, đã tự mình giác ngộ ở tuổi ba mươi sáu. Đến nay Đạo Phật đã có mặt trên 2500 năm và có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Hàng trăm năm về trước, Đạo Phật đã chính thức là một nền triết học của Á châu, tuy nhiên ngày nay đã phát triển và có tín đồ ở khắp châu Âu và châu Mỹ.

What is Buddhism?


The name Buddhism comes from the word 'budhi' which means 'to wake up' and thus Buddhism is the philosophy of awakening. This philosophy has its origins in the experience of the man Siddhartha Gotama, known as the Buddha, who was himself awakened at the age of 35. Buddhism is now 2,500 years old and has about 300 million followers worldwide. Until a hundred years ago Buddhism was mainly an Asian philosophy but increasingly it is gaining adherents in Europe, Australia and America.


Nếu vị tỳ kheo này (hay người nào sắp xếp hai bản tiếng Anh và tiếng Việt cạnh nhau) cẩn thận hơn hay khôn khéo hơn, cứ để bản dịch tiếng Việt thôi thì độc giả cũng vẫn lãnh hội được các tinh hoa của Phật học và có lẽ không có lý do gì để thắc mắc vì không có bản chính nằm ngay bên cạnh để liếc sang xem ông này dịch như thế nào (bản tính tò mò rất tự nhiên của con người).

Vị tỳ kheo này dùng bản Anh Ngữ dịch sang tiếng Việt. Rất hay nhưng nếu người đọc khó tính thì thấy là vị này hoặc là dịch ẩu (sẽ có đoạn nói về dịch ẩu phần dưới) hoặc là chưa hiểu hết “nghĩa” của những “chữ” trong bản Anh Ngữ.
         Ông dịch: “known as the Buddha” thành “được biết như một vị Phật” có lẽ vì ông thấy chữ “known as”. Nhưng thực ra, nếu dịch cho trúng thì “known as the Buddha” phải được dịch là “còn gọi là Phật”. Và câu này phải viết như sau: “Ngài Sĩ-Đạt-Đa Cồ-Đàm, còn gọi là Phật, đã tự giác ngộ ở tuổi ba mươi sáu”.
          Ngay sau đó, ông viết:
“Hàng trăm năm về trước, Đạo Phật đã chính thức là một nền triết học của Á châu, tuy nhiên ngày nay đã phát triển và có tín đồ ở khắp châu Âu và châu Mỹ”.
Câu này dịch từ tiếng Anh:
Until a hundred years ago Buddhism was mainly an Asian philosophy but increasingly it is gaining adherents in Europe, Australia and America”.
          Chỗ này ông nhầm khi dịch “Until a hundred years ago” là “Hàng trăm năm về trước”. Đáng nhẽ ông phải dịch là “Một trăm năm trước đây”. Và chữ “mainly” chỗ này không có nghĩa là “chính thức” mà có nghĩa “chỉ là”. Và câu này nên được dịch như sau:
         “Một trăm năm trước đây, đạo Phật chỉ là một triết thuyết của Á châu mà thôi, nhưng hiện nay càng ngày càng có thêm tín đồ ở khắp các châu Âu, Úc, và Mỹ”.

Khoảng 1980, tôi được một người bạn cho mượn cuốn thơ “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam” của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Vừa đọc vừa khóc. Và vì trong bức thư ngỏ, tác giả thiết tha mong thơ của mình được dịch ra và phổ biến ở nước ngoài, nên tôi quyết định trở lại nghiệp cầm bút bằng cách dịch tập thơ này sang Anh ngữ. Mất gần hai năm. Đây là lần thứ hai tôi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Lần đầu là khoảng năm 1974 khi Hội Việt Mỹ đề nghị với cơ quan JUSPAO xin một học bổng về văn chương cho tôi tại Writer’s Workshop ở trường đại học Iowa, một trường đào tạo sáng tác văn học có giá trị nhất trên nước Mỹ, và vì thế tôi dịch một số kịch do tôi viết sang tiếng Anh gửi sang Iowa. Việc chưa ngã ngũ thì vận nước đã đảo điên.
          Trở lại với “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam”. Năm 1982, sau gần hai năm cặm cụi dịch, vừa xong thì tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong loan tin sẽ tổ chức một cuộc thi dịch tác phẩm này sang Anh ngữ với giải thưởng là $5000.00. Tôi bèn gửi đi dự thi. Kết quả là Văn Nghệ Tiền Phong cho tôi Giải Nhì. Và tuyên bố là không có bản dịch nào xứng đáng đoạt Giải Nhất. Tuy vậy VNTP vẫn trao giải cho tôi bằng cái ngân phiếu $5000.00. Lúc đó tôi “hầm” vô cùng vì nghĩ là VNTP cố tình hạ thấp giá trị việc làm và công sức của tôi; bởi vì trong tất cả các cuộc thi, ví dụ như thi hoa hậu, cô nào được cho là “đỡ xấu nhất” sẽ mặc nhiên được coi là “đẹp nhất” (Hoa Hậu) trong số những người dự thi. Nhưng gần 30 năm sau, khi viết được gần 2000 trang tiểu thuyết bằng Anh ngữ, có một lần tôi lấy bản thảo tập thơ bằng tiếng Anh ra đọc lại thì nhận ra là VNTP có lý. Bởi vì tuy không có bản dự thi nào hay hơn bản của tôi (VNTP công nhận điều này bằng việc trao cho tôi giải thưởng $5000.00), nhưng thật ra chữ nghĩa của tôi trong việc viết tiếng Anh lúc đó hãy còn quá kém, không đáng đoạt giải Nhất.

Và chính vì tôi có liên hệ đến chuyện dịch tập thơ của Nguyễn Chí Thiện nên tôi mới khám phá ra chuyện “dịch ẩu” về tập thơ này.

Một vài năm sau đó, một học giả nổi tiếng làm việc cho một trường đại học cũng rất nổi tiếng cho phát hành một bản dịch của tập thơ “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam” nhưng lấy tên là “Hoa Địa Ngục” do chính ông dịch sang Anh ngữ. Ông này cũng phạm phải cái lỗi sơ đẳng nhất trong ngành dịch thuật, giống như vị tỳ kheo dịch Phật học nói ở phần trên, là cho hai bản chính và bản dịch nằm song song với nhau trên giấy trắng mực đen. Làm như thế thì chẳng khác gì một lời mời độc giả cứ việc so sánh bản dịch với nguyên tác và thấy“khả năng dịch thuật của tôi tới cỡ nào”.

Tuy nhiên, ngay trong bài tựa, dịch giả đã “dịch ẩu”:

          Hoa địa ngục tưới bằng xương máu thịt,
          Trộn mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan…”

          “Flowers from hell – real blood has watered them,
          Blood mixed with animal sweat, with parting tears…”

Dịch như thế này, độc giả Mỹ hay con cháu chúng ta không biết tiếng Việt, khi đọc bản dịch, nghĩ là Nguyễn Chí Thiện (NCT) bị ở tù chung với súc vật, chứ không phải là nhà thơ ví thân phận mình như chó, ngựa.

Rồi đến bài thơ “Nếu Một Ngày Mai Tôi Phải Chết”, NCT viết:

          …Những lâu đài cung điện thưở vàng son…
          Cảnh hàn sĩ canh tàn còn đọc sách…

          …When royal mansions stood in gold and red
          When chilly students at wee hours still read…

Hiển nhiên là dịch giả không hiểu nghĩa của hai chữ “Vàng Son” và dịch là “gold and red”. Thêm vào đó, “hàn sĩ” được hiểu là học trò bị lạnh nên dịch là “chilly students”.

Sau đó có một câu:

          …Của anh đồ thi cử vô duyên…
          Mơ võng lọng kiệu cờ như nước chẩy…

          …His dreams of glory now washed out to sea…

Ý là giấc mộng khoa bảng của anh đồ đã tiêu tùng trôi theo dòng nước chảy ra biển. Ngoài việc dùng chữ “glory” hơi quá đáng để gán cho sự thành công lấy được mảnh bằng (tú tài, cử nhân, tiến sĩ?), câu tiếng Anh hay, có ấn tượng; nhưng đâu có phải là ý của NCT.

Và đây là một thí dụ cụ thể về “chữ” và “nghĩa” trong bản dịch này. Trong bài “Thư Nhà”, NCT kể chuyện một ông bố già bệnh hoạn, viết thư cho con trai đang bị giam. Ông bố kể lể:
         
…Viết phong thư phải nghỉ tới dăm lần…

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện là người miền Bắc. Ông dùng những chữ trong văn hóa dân gian đặc thù của miền Bắc. “Phong thư” có nghĩa là “lá thư”; “dăm” có nghĩ là “một vài”; “nghỉ” với dấu hỏi trên đẩu chữ i có nghĩa là “ngưng lại để lấy sức”. Thế nhưng dịch giả - có lẽ là người miền Nam - không hiểu, nên dịch câu này thành:

          Just to address the envelope, I must think hard…

Hiển nhiên là dịch giả tưởng nhầm “phong thư” là “phong bì ”; “nghỉ” là “nghĩ”.

Tôi đọc hết cuốn sách dịch “Flowers From Hell”, và càng suy nghĩ thì càng đi đến kết luận là ông học giả này chắc chắn đã “sai” học trò của mình (hay là assign homework) dịch thơ của NCT rồi cứ thế cho in mà không thèm duyệt lại. Không thể có một kết luận nào khác hơn. Chỉ có một điều là ông không để tên những người học trò đó mà lại để tên ông là dịch giả duy nhất của 117 bài thơ. Và ông phạm vào cái lỗi sơ đẳng nhất trong ngành dịch thuật là cho hai bản chính và bản dịch nằm song song với nhau trên giấy trắng mực đen.

Tôi đã phạm cái lỗi sơ đẳng này năm 1974 khi cho phát hành bản dịch “Giấc Mơ Tuyệt Vọng” dưới hình thức song ngữ đối chiếu, tự cho mình là “ngon lắm”, sau khi được trúng giải Dịch Thuật Toàn Quốc VNCH năm 1972 với cuốn sách này. Nhưng cũng may cho tôi vì nếu chỉ in bản dịch không thôi thì có lẽ đến giờ này tôi cũng không biết là mình dịch sai vì biết “chữ” mà không hiểu “nghĩa”. Và năm 2010 tôi lại “xâm mình” cho tái bản cuốn “Giấc Mơ Tuyệt Vọng” cũng dưới hình thức song ngữ đối chiếu.

A ROSE ON STAGE: A TRIBUTE TO SOUTH VIETNAM'S MODERN DRAMATIC ART, THE ACTOR TAM PHAN AND ALL HIS COLLEAGUES OF PRE-1975 ERA



A tribute to the performing arts of South Vietnam: Vietnamese drama (kich noi) pre-1975:

Those who were raised there to young adulthood (at least) probably can't forget Le Tuan, Bich Thuy, Vu Duc Duy, Le Cung Bac, Tam Phan, Vu Huyen, Kieu Hanh, Hoang Anh Tuan (??? I don't trust my memory of this tall, lean actor who spoke with a pure northern accent --I was too young), even Tham Thuy Hang, Hung Cuong, La Thoai Tan, Tuy Hong, Thanh Lan (although I did not put them in the same genre as the first group I mentioned (reasons to be explored elsewhere). In the terminology of the dramatic art, these names were the players, as opposed to "playwrights." But Vu Duc Duy (and Le Tuan, I recently found out) encompassed both: actor and writer combined.

As you might know already, the first career contemplated for me by my beloved, progressive mother (a teacher of Vietnamese literature) was for me to become a dramatic actress. In America, I did pursue it, off and on, but not as a career that provided me the podium in life).

Globally, drama has always been hand-in-hand with the creative literature. In fact, it is part of the creative literature. No doubt this has always been the world of art, and not commercial entertainment. From the inception and throughout the development of human history, drama has often been combined with poetry and/or music (Homer, Shakespeare, the Italian opera, etc. Specifically, in Vietnam: epic Truyen Kieu, Cheo Co, Hat Boi (a derivative of the Chinese classical opera), more recently (the later part of the 20th century: san khau cai luong).

"Opera" -- the telling of stories in the form of music -- was actually the inception of musical theater as an art form, designed to attract the general public, whereas music in its pure form was for the aristocracy. The stage's natural appeal to the general public is the reason why "opera" in Vietnam (cheo co and cai luong) has evolved into a form of entertainment for the common people, except for something unique to Vietnam called "kich tho" (a combination of music, drama, and poetry, of which drama and poetry combined are a product of the learned literature). The musical element of cheo co and cai luong in Vietnam has evolved into folk art (van hoa dan gian). The musical element of kich tho in the form of melodic poetry recital in Vietnam, to date, remains unexplored.

Where story-telling is a cerebral creation by the learned population of society (nghe thuat bac hoc) deprived of the musical element, stage work with dialogues has been born (kich noi, thoai kich), starting with European playwrights such as Pierre Corneille, Moliere, Anton Chekhov, Bernard Shaw, Oscar Wilde (later on, Jean Paul Sartre, Arthur Miller, Tennessee Williams, Edward Albee, William Inge, etc.). The art was imported into Vietnam during the 20th century via French colonialism and the Vietnam War.
In Italy, the story-telling "opera" has remained part of the world's treasure of classical music although classical opera has continuously been performed as narrative stage work, part of the modern world .

In any of these forms, the essence is "drama" -- the art of story-telling, the capturing of the human experience on a platform of communication and no longer just the written words. To be precise, stage work -- the creative enactment or reenactment of the human experience on a platform for communication to a physical audience -- consists of two branches: comedy (Moliere, Wilde, etc.) and tragedy or drama (other playwrights).

In sum, the genre of art called "drama" has existed since the time of ancient Greece. Today, it remains, in my opinion, present in ALL forms of performing arts. (This is the main reason why Maria Callas, a Greek-American singer, has become the 20th century's diva and she continues to live on, even if her voice was deemed imperfect by some, or many -- she was perfection of the imperfect. She earns her immortal place because, among other things, she was the only singer who had used her voice and the totality of expressions (facial, whole body, specific gestures, eyes, spacial movement, you name them all) to capture entirely in herself the whole element of "drama" in the Italian (and otherwise) tradition of music. She rejuvenated a long, almost lost, art: the drama aspect of the "bel canto" stage. She brought the Italian "bel canto" operatic art to the 20th century and a modern audience, at a rate and level that was considered "superhuman" by musicians the world over. She adhered so perfectly to the mandates of the original musical score sheets, yet, at the same time, freed the traditional art from all rigidity by giving it a new life. She even transformed herself from duckling to swan to render magnetic glamour to the little-understood, sleep-inducing classical opera. Before and after her, no other classical singer has been able to do this. She became a miracle in our collective memory.

The above is only a summary of drama for background. Back to what i want to do now.

The tribute I want to make for South Vietnam's dramatic art in the form of thoai kich is not in the explanation above, but instead in the addition I made to my small artwork, below. I had begun to draw this quickie art while having a FB conversation with South Vietnamese actor Le Tuan (who, incidentally, had compiled at least around 18 credit lines in American movies after 1975).

Initially, on my quickie painting, there emerged a rose on a stage. Just a rose as centerpiece.

Then on FB I began to inquire about my favorite South Vietnamese actor Tam Phan. Next, I received a youtube clip of Tam Phan's interview during his visit to Vietnam after 1975 (like many of his colleagues, Tam Phan and his family were boat people.)

In the interview, TP talked about why he ended up in Australia instead of America -- a matter of conscious preference. (chu trinh con mot chut nay, chang cam cho vung lai day cho tan?)

Guess what? He also talked about his "gigantic" nose (his signature "good looks," making him self-conscious -- BTW, I have looked at old pictures of Le Tuan and Vu Huyen and found them appropriate to be cast as Kim Trong! But Tam Phan's "good looks" could qualify him as pirate, robber, prisoner under hunt like Papillon, Tan Thuy Hoang, Lo Tri Tham, Tran Thu Do, and even...Aristotle Socrates Onassis "pho'ng ta'c" into a Vietnamese character! At the same time, he could be the righteous father figure, head of a Vietnamese household, the earthy farmer on the wet rice paddies of north Vietnam, or the passionate reformed bandit, hopelessly in love yet refrained from the possession of his love for a decade in a "pact of two" silent code of honor, longing and restraining everyday, until Nghiem Xuan Hong's 10th traveller showed up and the honor of the bandit in love was tragically tested in a matter of life and death!).

In the interview that took place on the streets of his former home, Tam Phan also talked about how all his life, despite his "mui lan," an astrological sign of prosperity, he had never gathered financial wealth!

In such a short and barebone interview, Tam Phan's intellectual honesty -- symbolized by the unpretentious authenticity of his mui lan and his talking about it so frankly -- was the integrity of the artist's heart, that fragrant rose on stage, among farce, among the fragility of life, and of STAGE!

I must note that neither Le Tuan, nor Vu Huyen, nor Tam Phan nor Bich Thuy -- the jewels of the embryonic Vietnamese modern dramatic art-- has ever appeared on commercial Thuy Nga and the likes, after 1975!

I think that among pre-1975 South Vietnam's stars and performing artists, the country was blessed with the perfect beauty of Tham Thuy Hang, the natural expressiveness of Thanh Nga, who lit up the silver and TV screens. But such beauty wasn't enough. One must mention certain intellectual talents on the embryonic Vietnamese modern stage. By "intellect," I don't mean to say their... Ph.D.s, but the thoughtful, yet natural and genuine cerebral quality that they brought to their "metier" -- their chosen profession, a crucial necessity for a true dramatic artist. Without it, one remains an entertainer, on a stage for hire, no more no less.

After seeing Tam Phan's interview, I went back to my quickie art, and intuitively sketched around the rose a clown's face -- the 'farce' element of drama, the global symbol of the dramatic art. I then stepped back and looked at my quickie art again...I recognized, for the first time, with astonishment, that the rose on my stage had become a symbol of Tam Phan's endearing m̃ui lân, in the middle of the clown's face!

Here it is, to you, South Vietnam's unforgettable, irreplaceable Tam Phan, and all of you who have made the 'fleeting moment" of the South Vietnamese dramatic art become eternity, via poignant, undying memory.


[I would be grateful if someone would forward this to Kich Si Tam Phan (even with a rough translation if he needs it; I don't know if he does or not, but unfortunately I no longer have the luxury of time to compose this in Vietnamese. Please forgive me for having to resort to the international language of English, which to me is much more time-efficient: fewer words, fewer typing strokes, with an abundance of precise meanings].

It pains me so much that my parents can no longer read what i write, about their world.

DNN copyright Aug 2017