VH Tiếng Nói Văn Học Việt Houston VH

VVH Tiếng Nói Văn-Học Việt-Houston (Viet Voice From Houston). Xin gửi bài vở về địa chỉ wendynicolennduong@post.harvard.edu. Contributing articles and commentaries should be submitted to wendynicolennduong@post.harvard.edu.

COPYRIGHT NOTICE AND DISCLAIMER

Về vấn đề bản quyền (copyright) cho tác giả Việt Nam của các bài viết được đăng tải ở đây: Chúng tôi nhận được những bài viết này từ độc giả hoặc từ các môi trường truyền thông của các nhóm người Việt, vì tác phẩm đã được phổ biến ở một môi trường công cộng nào đó. Chúng tôi mạn phép đăng tải theo lời giới thiệu của độc giả, dưới thẩm quyền "fair use exception" của luật trước tác bản quyền, vì làm việc cho mục đích giáo dục quần chúng, không vụ lợi. Nếu độc giả nào biết tác giả, xin cho chúng tôi biết để gửi lời chính thức xin phép, hoặc nếu tác giả không bằng lòng, xin cho chúng tôi biết ngay để chúng tôi lấy bài xuống theo ý của tác giả.

disclaimer re content

Quan điểm của tác giả hay độc giả trình bày ở đây không phải là quan điểm của người hay nhóm chủ trương VVFH, và vì thế chúng tôi không chịu trách nhiệm về những quan điểm hay dữ kiện đưa ra bởi tác giả hay độc giả. The views and supporting facts expressed by the authors or commenters published here are not necessarily those expressed or endorsed by VVFH or its editors. Accordingly, VVFH disclaims liability with respect to such content.

MỤC ĐÍCH:

Lời nhắn với học trò Việt Nam của giáo sư WENDI NICOLE Dương, cựu học giả FULBRIGHT Hoa Kỳ và cựu giáo sư luật đại học Denver:


Cô thành lập tập san này là đề cố gắng giữ lại những cái đẹp trong văn hóa cội nguồn của Việt Nam, đã giúp chúng ta đứng vững trên hai ngàn năm, dựa trên những giá trị đặc thù của người Việt nhưng đồng thời cũng là giá trị tổng quát của nhân loại. Hy vọng TIENG NOI VAN HOC VIET-HOUSTON, gọi tắt là VH, hay VVFH (Viet Voice from Houston) sẽ đến với người Việt trên toàn thế giới, qua độc giả thích văn chương văn học trong cả hai ngôn ngữ Việt-Anh, từ bàn tay và ánh mắt của một số it học trò Việt đang sinh sống ở Mỹ hoặc ở Việt Nam, của chính cô, cũng như của thế hệ đi trước biểu tượng là cha mẹ cô, những giáo sư ngôn ngữ.


Wendi Nicole Duong (Nhu-Nguyen) tháng tư April 2015

TRIO OF WATER LILIES

TRIO OF WATER LILIES
TRIO OF WATER LILIES enamel, markers, pen and pencil on paper. artwork by Wendi Nicole Duong copyright 2013: in all three regions of Vietnam, one can always find Hoa Sung, water lilies!

Thursday, October 5, 2017

văn học sử: GS Dương Đức Nhự dịch thơ chữ Hán cuả Chu Thần Cao Bá Quát, bài thơ cho thấy cuộc sống nghiệt ngã cuả ngài

GS Dương Đức Nhự, Đại Học Văn Khoa Saigon trước 1975, dịch thơ chữ Hán cuả Cao Bá Quát -- 2 trang lượm lặt từ đặc san TV, cộng đồng người Việt ở Mỹ:

Tôi nghĩ rằng chữ Hán ở hai trang này là cuả bố tôi viết tay, vì nhìn đây không giống chữ in. Dù là giáo sư dạy Anh Văn và ngữ học thực hành, vì sinh trưởng trong một gia đình Khổng học -- là chaú ngoại cụ đồ Khuất Ý ở Sơn Tây, cha tôi biết chữ Hán. Tôi đang cố thu thập khoảng gần ngàn bài dịch thơ Đuòng, thơ chữ Hán sang tiếng Anh cuả bố t̀ôi trong vòng 40 năm qua. Tôi nghĩ sẽ không tìm ra một người thứ hai như ông nưã ở hải ngoại: Hán, Nôm-Quốc Ngữ, Anh, Phap, ngữ học hiện đại va lãnh đạo giáo ḍuc ̣̣(Linguistics British Council Scholar: London; educational leadership USA).

1. TRANG #1: Bài thơ chữ Hán cuả Cao Bá Quát: rất ngắn nhưng đọc lên quá sức ngậm ngùi: ngài mang gia đình đi lánh nạn, không thể về quê, phải dấu tên tuổi. Như qúy ṿi biết, tiểu sử Cao Chu Thần cho thấy ngài bị triều đình Huế "trù" vì khả năng văn chương và đầu óc, rồi kết án vì đã che chở cho những sĩ tử gỉỏi nhưng phạm húy ở trường thi. Từng bị giam cầm tra tấn, thi nhiều lần ở Huế đều bị đánh trượt. Sau khi nổi loạn làm quốc sư cho giặc châu chấu thì ngài bị xử trảm, tru di tam tộc. Chi tiết lích sử không rõ ràng, và tác phẩm cuả ngài bị phá huỷ, ngăn cấm:

Mot chiec cum lim chan co de 
Ba vong xich sat buoc thi vuong

. Trước đó Chu Thần được triều đình phái về dạy học ở Sơn Tây, là quê cha tôi:
 Nhà  trống ba gian, một thầy, một cô, một chó  cái;
 Học  trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.
Cuộc khởi nghĩa cũng ở Sơn Tây. Theo lời chú thích cuả cha tôi thì ở làng cha tôi có chi họ Cấn, cũng trong đại gia đình cuả họ Dương nhà tôi. Cha tôi có giả thuyết rằng họ Cấn chính là chi tộc còn lại cuả Cao Bá Quát, phải đổi tên đi để tránh chu di tam tộc. Họ Cấn chỉ có mặt ở Sơn Tây, là nơi sinh sống, làm việc, và khởi nghiã̉ cuả Cao Bá Quát.



2. TRANG #2: Baì thơ Hán không đề́ tên tác giả, và bản dịch Nôm-Quốc Ngữ ký tên cha tôi. Như vậy, biết tính ông, bài chữ Hán cũng là cuả ông.




No comments:

Post a Comment