FIRST POSTED Sunday, December 8, 2013
Tưởng Niệm Cố Thi Sĩ Bùi Giáng o? Houston -- Ho^.i Qua?ng Da` to^? chu'c, Mu`a Thu 2013, Tha'ng Chi'n
NOTE FROM WENDI NICOLE DUONG-NHU-NGUYEN: In September, 2013, Vietnamese Houstonians formerly from the Quang Nam-Da Nang province of central Vietnam celebrated the legacy of Vietnamese poet Bui Giang (a native of Quang Nam), not only for his work but also for his unique persona and place in Vietnamese pre-communist literature. A guru who rejected conventional life and materialistic attachment, Bui Giang was known not only for his genius with the Vietnamese language, but also for his poverty and his insanity, considered a mask for his intelligence, political satire and direct attack at the ruling class. The following report from Voice of America-Vietnam showed Vietnamese Houstonians' discussion of whether they considered Bui Giang a "revolutionist." I told the VOA reporter that it is a myth whether Bui Giang suffered from bipolar disorder, the disease of geniuses, but that in my opinion, he used his poetry and insanity as a tool to normalize his vision of the social revolution needed for Vietnam. He sent his vision to the Vietnamese people not only via his play on words in poetic form, but also via his own life (in which I found the philosophy of simplicity, akin to Taoism). For the Quang Da get-together, I was asked to give a comparative view of the works and lives of Bui Giang, Edgar Allen Poe, and Emily Dickinson. All three poets had one thing in common: they were allegedly thought of as having suffered from mental illness. Of all three, in my opinion, Vietnam's Bui Giang was the only one not victimized by his predicament. His life became a philosophy rather than a tragedy.
Tưởng Niệm Cố Thi Sĩ Bùi Giáng:Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiệnPhát thanh Thứ Tư, ngày 11 tháng 9 năm 2013Buổi sinh hoạt văn hóa đặc biệt, tưởng niệm cố thi sĩ Bùi Giáng, do Cựu Học Sinh Liên Trường Quảng Đà tổ chức tại Houston vào dịp Lễ Lao Động năm nay, được nhiều người tham dự cho là một chương trình có giá trị. Bác sĩ Nguyễn văn Hào, thành viên trong ban tổ chức và cũng là hội trưởng hội Quảng Đà Dallas - Fort Worth nói lý do có buổi văn hóa này:“Năm nay là 15 năm tưởng niệm ngày cố thi sĩ Bùi Giáng mất, chúng tôi muốn nhắc nhở đồng hương và chúng tôi muốn tưởng nhớ đến ông và những đóng góp của ông cho văn học Việt Nam.”Một thành viên khác là cô Trương Tường Vi, hội trưởng hội Liên Trường Quảng Đà Houston nói rằng, nhân dịp cựu học sinh Quảng Đà hội họp tại Houston, Hội tổ chức chương trình này để tưởng niệm một thiên tài xứ Quảng:“Cố thi sĩ Bùi Giáng là một thiên tài của xứ Quảng. Nếu nói về xứ Quảng mà không nói tới Bùi Giáng thì là một mất mát lớn lao”Đây là một buổi thuyết trình và hội thảo về “Cuộc đời, Sự nghiệp và Những Huyền Thoại về Thi Sĩ Bùi Giáng”. Diễn giả Phan Xuân Sinh tóm tắt tiểu sử Bùi Giáng như sau:“Bùi Giáng là một nhà thơ, một dịch giả, một triết gia, một nhà nghiên cứu văn học. Trong địa hạt nào ông cũng lẫy lừng. Các bút hiệu khác của ông là Trung Niên thi sĩ, Bùi Bằng Giúi, Bùi Văn Bốn, Văn Mộc. Ông nổi tiếng khi xuất bản tập thơ Mưa Nguồn năm 1962. Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12, năm 1926 tại Thanh Châu, xã Vĩnh Chinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam..”Một diễn giả khác là luật sư Dương Như Nguyện, cũng là một nhà văn nữ, kiêm học giả, so sánh Bùi Giáng với hai tác giả nổi tiếng trong văn chương Anh Mỹ là Allen Poe và Emily Dickinson. Bà cho rằng trong khi cuộc đời và sự nghiệp đặc thù của hai nhà thơ Mỹ này được giới học giả nghiên cứu tường tận về mọi khía cạnh thì Bùi Giáng vẫn chưa được giới văn học Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu đúng mức, dù rằng Bùi Giáng đóng góp rất nhiều cho văn học Việt Nam và cuộc đời cũng như tác phẩm của ông rất đặc biệt. Bà chia xẻ:“Độc giả Việt Nam, tôi nghĩ rằng, nhìn Bùi Giáng là một hiện tượng trong thi ca, có một không hai, với một sự ngưỡng mộ nhưng chưa chắc là tất cả mọi người đã hiểu được tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật trong thơ văn của ông.”Bà hy vọng cuộc đời và tác phẩm của Bùi Giáng sẽ được tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn trong tương lai :"Hy vọng của tôi ngày hôm nay, trong phạm vi nhỏ bé, là đặt vấn đề, để cho những nghiên cứu về Bùi Giáng, những phân tích và những sáng tạo trong phân tích, lấy nội dung là con người sự nghiệp và thi ca cũng như ảnh hưởng của Bùi Giáng, được tiếp tục trong tương lai.”Nhà thơ, nhạc sĩ Ngu Yên là một diễn giả khác trong chương trình. Ngu Yên được nhiều người biết đến trong giới văn học nghệ thuật. Ông nói về những nét độc đáo của Bùi Giáng như sau:“Nói tới Bùi Giáng, cái nét độc đáo nhất của Bùi Giáng là gì? Đó là Bùi Giáng không bao giờ tự coi mình là một nhà thơ vĩ đại. Ông là một người làm thơ cho vui và suốt cuộc đời ông đã chứng tỏ điều đó. Do đó mà thi sĩ Thanh Tâm Tuyền gọi ông là một "Thi Sĩ Tự Hủy Hoại" lớn nhất trong thi ca Việt Nam. Lý do đó đã khiến ông trở thành một người nổi tiếng. Nổi tiếng vì cả cuộc đời ông, lẫn thơ (của ông) là một cái gì rất là độc đáo.”Trong khi đó bà Như Nguyện lại đặc biệt để ý đến giá trị dân tộc tính trong thi ca Bùi Giáng. Bà chia sẻ:“Tôi thấy rằng một phần giá trị của Bùi Giáng là việc ông gắn liền với dân tộc. Ông chưa từng bước ra khỏi Việt Nam và con đường thi ca của ông chọn lựa những thể thức vô cùng thuần túy dân tộc nhưng đồng thời bằng ngôn ngữ Việt Nam ông đã mở những con đường khai phá.”Nhà thơ Ngu Yên nhận định rằng tính chất cách mạng trong thi ca và cuộc đời của Bùi Giáng là một đặc tính chung của những thi sĩ chân chính:“Đại đa số những thi sĩ nổi tiếng và chân chính đều là những người cách mạng trong một vài phương diện nào đó, có người cách mạng xã hội, có người cách mạng tâm lý, có ngưới cách mạng điều này điều kia, nhưng tất cả những thi sĩ chân chính đều như vậy, ông Bùi Giáng cũng không ngoại lệ. Vâng, ông Bùi Giáng là người cách mạng và ông là người cách mạng vềthi ca.”Và bà Như Nguyện nhận xét như sau về tinh thần cách mạng của Bùi Giáng:“Tôi đồng ý là có cách mạng tính trong thi ca và sự nghiệp của Bùi Giáng, cũng như trong con người Bùi Giáng. Cái độc đáo của Bùi Giáng là ông đả phá xã hội bằng cách sống vào xã hội. Ông sống qua hình thức gọi là Điên nên cái Điên đó bình thường hóa cuộc cách mạng của ông.”Tuy nhiên nhà thơ Ngu Yên không cho rằng Bùi Giáng muốn làm cách mạng về chính trị:“Không, Bùi Giáng không phải là người làm chính trị mặc dù trong lúc sống của ông, chúng ta nghe rất nhiều huyền thoại về việc ông chọc phá đảng Cộng Sản, vân vân. Nhưng thực ra tất cả những cái đó là bản chất ngông cuồng và bản chất của một nghệ sĩ, thấy cái gì đẹp thì nói, cái gì hay thì binh, những ai làm trái, bất kể là Cộng Sản hay là ai, ông đều lên tiếng.”Một điểm đặc biệt trong phần thuyết trình là nhà thơ Ngu Yên trình bày những bản nhạc do ông phổ từ thơ Bùi Giáng để diễn tả nét độc đáo của thi ca Bùi Giáng.Thơ Bùi Giáng, Ngu Yên phổ nhạc và trình bàyNgoài Cựu Học Sinh Liên Trường Quảng Đà và thân hữu, buổi thuyết trình và hội thảo về Bùi Giáng còn thu hút nhiều đồng hương kể cả một số bạn trẻ. Em Bảo Trân chia sẻ cảm nghĩ của em về giá trị của những chương trình văn hóa Việt Nam như chương trình này:“Những chương trình này thật sự rất là cần thiết, đặc biệt cho thế hệ của chúng con vì thế hệ như chúng con thì hoàn toàn không biết những cái hay, những cái độc đáo của văn chương Việt Nam mình, và giống như hôm nay con đi thì chỉ đi có một mình vì những người bạn đồng trang lứa họ không có hiểu và không có sở thích như con. Con thấy đó là một mất mát vô cùng lớn lao mà mình phải cần gìn giữ.”Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas
No comments:
Post a Comment