VH Tiếng Nói Văn Học Việt Houston VH

VVH Tiếng Nói Văn-Học Việt-Houston (Viet Voice From Houston). Xin gửi bài vở về địa chỉ wendynicolennduong@post.harvard.edu. Contributing articles and commentaries should be submitted to wendynicolennduong@post.harvard.edu.

COPYRIGHT NOTICE AND DISCLAIMER

Về vấn đề bản quyền (copyright) cho tác giả Việt Nam của các bài viết được đăng tải ở đây: Chúng tôi nhận được những bài viết này từ độc giả hoặc từ các môi trường truyền thông của các nhóm người Việt, vì tác phẩm đã được phổ biến ở một môi trường công cộng nào đó. Chúng tôi mạn phép đăng tải theo lời giới thiệu của độc giả, dưới thẩm quyền "fair use exception" của luật trước tác bản quyền, vì làm việc cho mục đích giáo dục quần chúng, không vụ lợi. Nếu độc giả nào biết tác giả, xin cho chúng tôi biết để gửi lời chính thức xin phép, hoặc nếu tác giả không bằng lòng, xin cho chúng tôi biết ngay để chúng tôi lấy bài xuống theo ý của tác giả.

disclaimer re content

Quan điểm của tác giả hay độc giả trình bày ở đây không phải là quan điểm của người hay nhóm chủ trương VVFH, và vì thế chúng tôi không chịu trách nhiệm về những quan điểm hay dữ kiện đưa ra bởi tác giả hay độc giả. The views and supporting facts expressed by the authors or commenters published here are not necessarily those expressed or endorsed by VVFH or its editors. Accordingly, VVFH disclaims liability with respect to such content.

MỤC ĐÍCH:

Lời nhắn với học trò Việt Nam của giáo sư WENDI NICOLE Dương, cựu học giả FULBRIGHT Hoa Kỳ và cựu giáo sư luật đại học Denver:


Cô thành lập tập san này là đề cố gắng giữ lại những cái đẹp trong văn hóa cội nguồn của Việt Nam, đã giúp chúng ta đứng vững trên hai ngàn năm, dựa trên những giá trị đặc thù của người Việt nhưng đồng thời cũng là giá trị tổng quát của nhân loại. Hy vọng TIENG NOI VAN HOC VIET-HOUSTON, gọi tắt là VH, hay VVFH (Viet Voice from Houston) sẽ đến với người Việt trên toàn thế giới, qua độc giả thích văn chương văn học trong cả hai ngôn ngữ Việt-Anh, từ bàn tay và ánh mắt của một số it học trò Việt đang sinh sống ở Mỹ hoặc ở Việt Nam, của chính cô, cũng như của thế hệ đi trước biểu tượng là cha mẹ cô, những giáo sư ngôn ngữ.


Wendi Nicole Duong (Nhu-Nguyen) tháng tư April 2015

TRIO OF WATER LILIES

TRIO OF WATER LILIES
TRIO OF WATER LILIES enamel, markers, pen and pencil on paper. artwork by Wendi Nicole Duong copyright 2013: in all three regions of Vietnam, one can always find Hoa Sung, water lilies!

Friday, July 28, 2017

A SHORT STORY TOLD IN POETIC PROSE BY UYEN NICOLE DUONG NHU-NGUYEN: On The Streets of Paris

A short story told in poetic prose:

On the streets of Paris

CHAPTER ONE:

Autumn is in the air,
I’m café-sitting,
somewhere in a neighborhood of Paris
(Montmartre? St. Germaine des Pres? Marais? Or the 13th District?
Well, it matters not
My Paris is where a dream is caught

I’m flashing a black-and-white photo,
already turning yellow,
curled and frayed,
as old as my way…

“Have you seen my childhood fiancé,” I ask, stopping pedestrians,
“I know not what he looks like now, except this,” I point to the black-haired boy,
docile in his white shorts and socks,
sitting on some steps, some porch,
some house, somewhere on Earth,
Next to a wide-eyed girl, with a bow on her hair,
a flower she holds, debonair,
her right arm swung over his shoulder, to love is to care

“A pair we were,” I say, proudly,
“this photograph: our lives,
as grand as this Parisian sky.”

I close the flaps of my Bohemian scarf,
and smile at the sight of my other half

Soon, winter will hit us with its cold air,
and Paris will turn as white as my hair, ‘
the falling strands will split even more,
 to the rhythm of Parisian snow

Fellow pedestrians, I declare solemnly,
Help me find him, till eternity
I want to find him before the cold gets us
And ask him to make whole for the two of us

And tell him, too:
France has long left L’Indochine
The Liberation Army has withdrawn from our beloved Hue
the Tet Offensive cries not yet forgotten
already Boat People have crossed the ocean
The country now has a new boss
Sweet childhood is forever lost

Around me, the pedestrians of Paris whisper:
Are you the witch of Brunswick
playing the old gypsies’ trick?
Or the madwoman of Chaillot, 
looking for her predestined beau?

Oh no, I say,
I have my way
He who was taller, nicer, but not wiser:
When we played house, he was my butler
Playing doctor, he was my patient
Playing classroom, he was my student
I once gave him an order:
Go first, brave one, and return to stay, forever…

“We look good together,” I point
“Two lovely children,” the pedestrians marvel, with disbelief:
“Madame, this photo no longer exists
Your memory, maybe, but not his
Childhood was gone, so was the promise!”

“Do you remember, Madame, Who, When, and Where?”

Reality kicks in:
Who, When, and Where?
I cover my face with my scarf
and stagger down, near-collapse
Too much café sitting should make me weep
So let me bend, and forever sleep…


CHAPER TWO:

It is then that I hear him,
A man who looks covered in dust:
Old like a picture book,
Yet young like tomorrow,
He’ll stop the Parisian snow…

“Madam,” it is I who know Who, When, and Where
WHO: it’s your poodle Kiki,
Like the essence of me,  
who nestles next to your feet
to keep you warm, loved, and safe

WHEN: A time that belongs only to us,
captured in a photograph
that survives the ocean
and resets the clock, our life has just begun 

WHERE: Our imperial city of Hue has a French architect
who builds a stucco villa with limestones that crack
For us, he paints it white
To give us the color of sunshine

So I open my eyes and look
Here is the man, white-haired, frail and stooping over a cane, but his eyes sparkle a thousand words
He knows about the white villa, my imperial Hue, and my Kiki
He knows what it’s like to have been me

He is extending his hand…

So I get back on my feet, and reach out, as the pedestrians part:
“Here come les Gendarmes, take the old woman, and her scarf…”

“Your passport, Madame, vous etes …Vietnamienne?”
“No, that part is gone. L’Amerique, L’Amerique…
I don’t need a shelter for that which no longer exists”

Yet I see the old man, who turns and speaks
“everything is fine,” he nods to the French police

“Madame,  you can still have your dream on the streets of Paris
The photograph is yours, and also his
Here is your passport back…Madame, you are American,
This gentleman will take you home, and he is…Canadian!”

UND copyright July 28 2017

DNN copyright 7/28/2017 A sh
POETRY BY UYEN NICOLE DUONG NHU-NGUYEN: LES PAROLES -- TO SIR WHO GOES TO PARIS , VIETNAMESE TRANSLATION BY MADAME NGO

French Translation:

FRENCH TRANSLATION: 
À monsieur qui s’en va à Paris
Laisses ta porte ouverte cette nuit
Pour que je puisse m’y glisser sans ennui
Te raconter des histoires intimes
Qui ont lié Paris à l’Indochine.
J’insufflerai dans ton coeur palpitant
Mes souvenirs de fillette d’antan,
Je peindrai sur ton âme enflammée
L’image de mon Paris bien-aimé.
Ainsi, dans cette ville, quand tu erres,
Ville d’amour, ville de lumières,
Ville berceau de la Révolution
Où les maladaptés et vagabonds,
Rejetés de tous, trouvent protection;
Tu verras tout ce que mon coeur a vu,
Tu sauras ce que mon âme a perçu,
Tu sentiras alors, sans t’hésiter,
Que Paris est une ville à aimer.
Et lorsque le soleil, sur ton visage,
De ses rayons matinaux fait ombrage,
C’est le moment de partir en voyage
Vas-y ! Monsieur qui s’en va à Paris.
« Je t’ai apporté du chocolat,
Des bonbons, du croissant et du fromage
Tout le monde fait ça ici »
À Paris, ma ville chérie.
Longeant la Seine sur le bout des pieds,
Regardant des amoureux s’embrasser,
Je souhaitais grandir rapidement
Pour pouvoir te m’offrir avidement.
Aussi, dans le Jardin de Luxembourg,
Sur les feuilles je me suis enroulée,
J’ai rêvé d’être une femme comblée,
De ces feuilles, tes caresses d’amour.
J’ai jeté aussi des regards furtifs
Sur les boutiques des Champs-Élysées,
M’imaginant dans des corsets osés,
Portant des hauts-talons récréatifs,
Coiffant un chapeau Dior sur la tête,
« Devenir ton amante », faisant fête.
Mais, de tout cela, rien n’est arrivé.
Cependant, les affaires ravivées
Concernant Paris et l’Indochine
Tournent en coups de feu et guillotines,
Évacuations et ponts aériens
Qui ne sont jamais vus des historiens.
Quelque part, entre Paris et l’Indochine
Je me cache, stoïque et anonyme,
Dans le silence, je t’attends, figée, .
Grand-mère! je peux t’entendre pleurer
Du fond des terres de l’Asie du Sud-Est;
Gentille maman, maintenant âgée,
Parle toujours de l’amour romanesque;
« Et toi, ma tante, tata » t’es la gloire
Du théâtre vietnamien, tous les soirs.
Réveillez-vous, bonnes femmes de l’Est !
Quittez vos tombes, rêves, opéras
Et dites-moi, combien d’années déjà
Se sont écoulées depuis que je naisse.
Si je devais entendre des pas d’amour
Pourquoi tardent-ils si longtemps leurs cours ?
« Quand, qui, et comment le dire
Ce grand amour qui me déchire »
C’est pourquoi, monsieur qui s’en va à Paris,
Arraches pour moi le ciel de Paris,
Détruis l’horizon de l’Isle de France.
Vite, vite, accours vers moi, avances
Prends-moi, sens, dis tout sans rien oublier,
Goûtes, goûtes, ne te fais pas prier.
Plus vite encore, presses-toi, contre le temps,
Contre tous ces hommes de ce monde insistants,
Avocat, conseiller, cavalier, boxeur.
Montes en courant vers le Sacré-Coeur,
Inclines-toi devant tous les bons dieux,
Aimes-moi pleinement, comme une éclipse,
Comme si demain c’est l’Apocalypse.
Descends à Montmartre chez les artistes,
Fais dessiner mes rondeurs par leurs yeux,
Puis cherches la maison de Dalida
Pour m’entendre chanter dans son écho :
« Besame, besame mucho ».
Trouves-moi Joséphine Baker,
Pour me voir danser sur ses traces de pas :
« Samba samba samba comme le mambo mambo la »,
Vas à la Rosace de Notre Dame,
Admires la beauté d’Esmeralda
Comme si Quasimodo était là.
Promènes-toi sous l’Arc de Triomphe
Par un radieux doux soleil de Paris,
Doré comme des blonds cheveux qui brillent
Sur les joues des jeunes fées de Sorbonne.
Ardent comme l’amour qui me passionne
Beau comme ton règne qui m’emprisonne.
Reviens au Quartier Latin, suis les clochers
des églises de St- Germain des Prés,
Ramasses pour moi, si tu y penses,
Mes morceaux, les morceaux de mon enfance.
Prends la statue Bouddha que tu trouves
Chez les vietnamiennes de Pigalle,
Sur la ligne de clivage qui s’installe
À côté des danseurs du Moulin Rouge.
Arrêtes - toi au Deux Margots,
Café de Sartre, où l’enfer et la vie
Cohabitent; huis-clos et sans-issue.
Continues mon amour ! Encore une fois !
« Reviens, reviens,» aveuglement dans moi.
L’amour est à huis-clos et sans-issue.
Mais, quand la lune sur la Tour Eiffel domine,
Au Théâtre de Molière les feux déclinent,
Sur l’Avenue de l’Opéra se terminent
Les affaires entre Paris et l’Indochine.
Tu retourneras à l’Hôtel Parisien
Seul, monsieur qui est allé à Paris.
Regardes, me vois-tu ? Oh mon amour !
Quelque part dans une sombre tour,
Au bout d’un très long corridor,
Plongée dans le désespoir,
Couchée sur une étroite allée,
Le souffle coupé
Figée
Les lèvres entrouvertes,
Les jambes découvertes.
T’attendre !
« Viens, viens, mon amour, vite et tout de suite »
Viens à moi avec des plumes, et ensuite,
Des menottes, des chaînes à esclave
Pour m’enfermer dans ton enclave,
Pour embellir mon existence,
Pour réécrire mon enfance
Depuis son commencement.
T.K.V.
Décembre 2005

Thursday, July 27, 2017

Le Tuan's Motherland: excerpt

INTRODUCTION:  Excerpt from the novel MOTHERLAND written by Former RVN Actor Le Tuan (2002).  
The author has indicated that the following is based on a true story.   

1/
When I was six years old, my parents made a promise to a family friend, Mrs. Linh, a widow, that I would marry Kim, her daughter. She was two years my junior. Kim was the pride and joy of her grandfather, a very rich merchant in Hanoi. When the Geneva Accord was signed and Vietnam was divided into two zones, Mrs. Linh moved south and settled in Saigon, bringing along half the family’s fortune, but not her daughter. Kim stayed in Hanoi at the insistence of her grandfather, who expected that the family would be together again in two years when an election to reunite the two zones was scheduled to occur. My family also went south in 1954 along with a million other people who chose allegiance to the nationalist government in the southern part of Vietnam. The election never took place. Kim never saw her mother again. 

I became sort of a surrogate for Kim in her mother’s life. She came to pick me up every Sunday in a light blue American car with seats softer and more spacious than my grandparents’ Hong Kong mattress. She took me to the best restaurants in Saigon, bought me a lot of presents, and later asked my father if she could send me to school in France. It was the tradition for students from affluent families to go abroad for their education . My father turned her down, saying he wanted to pay for his own son’s education.

2/
The woman named Kim called that night.
“Are you Mister Thach?” a female voice asked. She had an odd inflection that I’d noticed in people since I came to Hanoi. The accent was much heavier, flatter, unpleasant and hard to understand, especially on the phone when you couldn’t watch the speaker’s lips.
“Yes.”
“Mister Hung told me to give you a call. My name is Kim.”
Before I could acknowledge her with a greeting, Kim started to talk. She began with her staying with her grandfather in Hanoi, the mother she’d never seen again, how hard a life she’d had since her grandfather died in poverty after offering his entire fortune to the government in exchange for permission to live peacefully in his old age. 
The more she talked, the more uneasy I became. The first part of her story checked out fine – I’d told Hung practically the same thing – but there was no way I could verify what she was telling me about her grandfather. Her grandfather…something stirred in my memory.
“…As I said,” she continued, “…My husband was a soldier. He lost both his legs in the war. And we have ten children to feed…”
I tuned out again. She sounded sincere enough but there was a rehearsed quality in her speech and she didn’t have to tell me how hard a life she’d had - not just thirty seconds after the first hello. And now she’d been talking for almost ten minutes, non-stop.
I remembered Ngoc-Anh’s warning of the prevalent scams in Vietnam and wondered if I was being sucked into one. I remembered that Ngoc-Anh had told me, when the subject of Kim came up, that she could be a fake. After all, I’d told Hung the whole story and if he was as devious as Ngoc-Anh thought he might be, as a scheme master, Hung could easily create a Kim, with an authentic biography, courtesy of Le Van Thach aka Pierre Nakasone, to take advantage of whatever I wanted to give her to repay her mother’s munificence. 
I dug deeply in my memory to find some kind of clue that I would need to make sure that Kim was bona fide while she droned on. 
“….I went to Saigon looking for my mother after 1975 because I was told by my grandfather that my mother had taken a lot of money from him when she went south in 1954…My grandfather said…”
Grandfather…Grandfather…Grandfather…
And then it came to me.
“Miss Kim, can I ask you a question?”
She stopped at midstream in another story of her difficult life in the north.
“Oh…of course.”
“What’s your grandfather’s name?”
There was a heavy silence on the other end of the line. When the woman – Kim – mentioned her grandfather for the umpteen times, something jogged my memory. A name – a familiar name – floated in and out of my mind. What was that name? Then it came to me. I suddenly had a vivid image of the rectangular, aluminum sign with the letters “Hung Xuat Nhap Cang” – Hung’s Import-Export - in red, hung over his storefront on Hang Dao Street in Hanoi. The silence seemed to stretch itself into infinity, and then I heard a dial tone. The woman had hung up. The scam almost worked. 
The name of the grandfather, in an ironic twist, was the same as Hung’s, my fellow teacher, and the puppeteer who had created this woman in hope for a pay off from a scam.
I took a deep breath. I’d hoped against hope when I asked the question that the woman would be able to answer so I would have a chance to meet Aunt Linh’s daughter and repay her for her mother’s kindness. Now that Ngoc-Anh’s prophecy had been proven, I wasn’t sure if I should be happy or sad.

Wednesday, July 26, 2017

LY BIỆT bilingual poetry -- thơ Dương Như Nguyện




"LY BIỆT


Anh vẫn là anh của gió mây Của rừng xanh ngát lá thu bay Gót chân lãng tử ai mong đợi Từng bước anh đi, rặng trúc gầy
Tôi vẫn là tôi dưới bóng dừa Nón cài hoa tím lá đong đưa Viết lên áo trắng lời ly biệt Rồi ủ trong lòng hương tóc xưa
Anh nhớ mang theo tiếng thở dài của loài sỏi đá thiếu ngày mai Đâu đây bóng lẻ chiều hiu hắt Cánh nhạn buông xuôi, chẳng đoái hoài
Anh nói rồi đây sẽ trở về̀ Vì tim anh nặng mối tình quê Nhưng tôi sớm biết đời chinh phụ
Vó ngưạ chinh phu, chẳng hẹn thề

Vâng, khúc thương ca tôi gửi anh Khi trời thu đã hết màu xanh Ở đây mòn mỏi tôi mong nhớ Chờ khách năm xưa... tống biệt hành"(1)

(1) Tong Biet Hanh is the name of a famous Vietnamese poem depicting departure and separation, written by 20th century's Vietnamese poet Tham Tam.

́́́́***


SEPARATION

You are the wind of a cloudy day
awakening an autumn forest
Underneath your wandering feet are those leaves that wait, 
like symbol of a bamboo shade 

I am nestling under rows of palm trees 
On my cone hat, a violet bud, among agitating leaves 
Farewell, I write on my white dress 
And tug in my perfumed tress 

Will you take with you this deep sign 
from silent rocks and stones, without tomorrow 
Even birds fall, the weight of my sorrow 
The sun falls, too, shadow…of a shadow 

You’re sure of your return 
Homeland’s in your heart 
But I know what keeps us apart: 
A warrior’s way is forever his 
A galloping horse carries no promise 

Nothing to give… 
but this tune of departure 
will echo forever: 
The blue is gone 
from this lowering sky 
Alone i hang on…
to that which goes by 

UND copyright July 2017

Saturday, July 22, 2017

TRUYEN NGAN ̣short story: CHIẾC PHONG CẦM CUẢ̉̉ BỐ TÔI -- MY FATHER'S ACCORDION

bản tiếng Anh:  A novella:  "My Father's Accordion, Memoir of a Vietnamese Daughter" by Ng.Uyen Nicole Duong
___________


Thay lời tựa:

“Tôi yêu lắm cái linh hồn, gọi là tinh thần luân lý giáo khoa thư
Vất vưởng theo bước chân người Việt Nam tị nạn

Tôi luôn tìm chỗ nương náu
Cho cái linh hồn mờ phai ấy
Trong xã hội nhiễu nhương này

Hôm qua, hôm nay, ngày mai, và nhiều ngày sau nữạ
Tôi đã bắt đầu và tiếp tục cuộc hành trình
Vào nước Mỹ thênh thang

Tôi đi,
Nương theo linh hồn luân lý giáo khoa thư của Việt Nam nhỏ bé

Đi mà nhớ mãi,
Tiếng đàn của một ông giáo,

Tiếng Phong Cầm của Bố Tôi.”


***

Tên tôi là Trần Thị Như Hoài An. Ở Mỹ tôi mang tên Ann Trần. Tôi là con gái một ông giáo dạy văn chương, sinh ngữ. Bố tôi là một người tị nạn Việt Nam. Ông dạy học suốt đờị. Sang Mỹ từ năm 1975, bố tôi may mắn hơn nhiều bạn hữu của ông: ông được tiếp tục nghề dạy học. Người Mỹ gọi bố tôi là Dr. Trần.

Tôi không phải là một nhà giáo. Tôi là một chuyên viên kinh tài thị trường chứng khoán. Tôi có tiền bạc sung túc hơn bố tôi, vì tôi không chọn nghề dạy học, dù rằng thời thơ ấu ở Huế, tôi đã từng ôm mộng trở thành giáo sư dạy dương cầm. Năm tôi sáu tuổi, bố tôi để tôi lên yên sau chiếc xe đạp của ông, rồi ông gò người đạp xe đến trường Jeanne d’Arc, Huế. Ông phó thác tôi cho Sơ Thanh Tâm Fred Pierre.  Bà là người dạy tôi đặt ngón tay lên phím trắng dương cầm lần đầu tiên.

Chiếc xe đạp, thân người mảnh khảnh, cặp kính cận của bố tôi, những vòng bánh xe quay trên con đường im vắng của thành phố Huế, và phím trắng dương cầm, tất cả trở thành những hình ảnh mờ nhạt khi tôi mạnh dạn xách cặp da đi vào trụ sở Goldman Sachs (*) ở Nữu Ước. Từ đó, tôi quên những con đường im vắng của Huế xưa cũ, quên phím trắng dương cầm, và quên luôn đời sống của bố mẹ tôi, nhất là của bố tôi, một nhà giáo Việt Nam lưu vong tị nạn. Trong những đêm Nữu Ước sáng rực ánh đèn, tôi ngồi trong văn phòng, đối diện cái máy vi tính, thoáng nghĩ đến bố mẹ tôi. Rồi vội vã kết luận: chắc là bố mẹ tôi vẫn bình an, sau đó tôi lại tiếp tục dán mắt vào cái máy vi tính.

Tôi không biết bố mẹ tôi sống như thế nào, nói chi đến việc hiểu được sự mất mát của bố tôi… 

...cho đến ngày tôi từ giã Goldman Sachs để về miền Nam sống bên cạnh bố mẹ. Tôi trở về với bố mẹ vì đã mệt mỏi với nghề nghiệp của mình. Tôi muốn đi tìm phím trắng dương cầm của thời thơ ấụ.

Và trong khi đi tìm phím trắng dương cầm cho mình, tôi bắt gặp, từ quá khứ im lìm, những mảnh đời của bố mẹ tôi…

Suốt những năm ở Mỹ, bố tôi làm nghề viết "giáo trình" (curriculum) cho một quận học chánh ở Texas. Viết xong curriculum, ông đem bài vào lớp thực nghiệm cho lũ trẻ con không nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, trong những ngôi trường thị tứ (urban) cho con nhà nghèo, rồi ông phải bênh vực bài giảng của mình soạn ra, trước những con mắt phê bình của những nhà giáo dục tiểu bang, đa số là những con người chưa từng bước chân ra khỏi vòng đai tiểu bang Texas, nói giọng eo éo theo cái lối miền Nam.  Qua bao nhiêu kiểm điểm, phê bình, bài của bố tôi mới được in ra, trở thành bài học căn bản cho lũ trẻ con nói hai thứ tiếng.

Có nghiã là bao năm nay bố tôi sinh sống bằng nghề dạy học. Ngày lại ngày, sáng nào bố tôi cũng dậy từ năm giờ. Mẹ tôi dậy theo. Mẹ tôi để vào cái túi giấy dầu một mẫu bánh mì chả lụa, một trái chuối, và một lon sữa đậu nành.  Đó là bữa ăn trưa của bố tôi. Sáu giờ sáng bố tôi ra khỏi nhà, cầm theo cái túi giấy dầu, và tài liệu dạy học nằm trong cái cặp da càng ngày càng cũ.  (Tính bố tôi ưa sưu tầm, lưu trữ, không thích vứt bỏ cái gì cả. Ông khư khư giữ tất cả những gì ông đã sắm để rồi… tôi biết một ngày kia tất cả sẽ tan biến đi, như lần di tản 1975).

Mẹ tôi than với tôi: “Cha con chán nghề dạy học rồi. Ông chỉ mong về hưu để sang Cali với bạn bè và học trò cũ. Về hưu rồi thì tha hồ mà tán gẫu ở tòa báo Người Việt với Người Chàm, Thế Hệ Hai Mươi với Thế Kỷ Hai Mốt…”

Trong căn bếp hẹp, mẹ tôi sửa soạn túi giấy ăn trưa cho chồng. Tôi nghĩ, chắc bố tôi chán nghề dạy học thật. Khi cầm cặp với túi thức ăn đi ra cửa, mặt ông chảy dài có vẻ đau khổ, đôi mày ông cau lại. 

Tôi đi làm cho Goldman Sachs có nhiều lúc cũng chán ngán như thế. Quanh đi quẩn lại, hai mươi năm trôi qua, tôi bàng hoàng nhận ra là mười ngón tay mình đã phụ bạc phím dương cầm. Nên tôi đã từ bỏ tiền lương sáu con số mà “lang thang giữa đời ối a biết đâu nguồn cội” (**). Tôi đi làm, bước chân vào văn phòng với chiếc ví Chanel, với nước hoa và phấn son thơm ngát, còn bố tôi bước chân ra cửa, trĩu nặng trên vai cái nếp sống đơn bạc của nghề giáo. Với tôi, chiếc ví Chanel, nước hoa và son phấn trở thành niềm an ủi, còn bố tôi lấy gì làm an ủi? Nhìn bố tôi chậm chạp trong bếp, tôi mủi lòng. Đời tôi đã có nhiều ngậm ngùi, từ công danh cho đến tình duyên. Bây giờ, trong tuổi già của bố mẹ tôi, hình như tôi phải cưu mang thêm nỗi ngậm ngùi của cha mẹ. 

Tôi chạy vào phòng tìm cái túi Lancôme cũ đưa cho bố tôi để ông làm túi đựng đồ ăn trưa. Tôi nói: 

“Cho nó lịch sự, bền bỉ hơn một chút, bố ạ.”

Từ hôm đó, mỗi sáng bố tôi rời nhà với chiếc cặp da cũ, thêm cái túi Lancôme đựng đồ ăn rất “ốp a” của cô con gái thay thế cái túi giấy dầu. Ông nói với mẹ tôi: “Cái túi Lancôme chắc chắn không bị rách vì lon sữa đậu nành, như cái túi giấy dầu.” Mặt ông nom nghiêm trọng như thể đang nói chuyện tương lai nước Việt Nam. Mẹ tôi thì chê cái túi Lancôme nom đàn bà quá.

Bố tôi dễ thương ở chỗ ông lập dị một cách vô tư lự. Thí dụ ông soi gương cắt tóc lấỵ. Có lần, tóc méo một bên không giống ai, ông vẫn tỉnh bơ, tuyên bố, “Hà tiện đồng nào hay đồng ấỵ.” Thế nhưng bố tôi lại rất hồ hởi đi mua tranh của ông họa sĩ Đinh Cường, một người bạn cũ, về treo trong nhà làm cảnh.

Khi ông rời nhà, mang theo cái cặp và cái túi, tôi đứng nhìn theo ông, tự hỏi trong cuộc đời nhà giáo, ông lấy gì làm an ủi, thay thế ṿị trí cái ví Chanel trong cuộc đời Goldman Sachs của tôi?

Nếu bố tôi không thích dạy học nữa, tại sao ông vẫn gương mẫu hơn bất cứ một công dân gương mẫu nào của Mỹ quốc nàỵ Ông phê bình chuyện tôi bỏ việc ở Goldman Sachs: “Nó trả con nhiều tiền thế, sao lại tự dưng xin thôi ?” Ông hay nhận định viec các em tôi và dâu rể có tật làm việc đi trễ về sớm theo ngôn ngữ Bắc Kỳ: “Chúng mày lạ quá, tao chẳng bao giờ đi làm trễ. Mỹ nó đúng giờ giấc lắm, đi trễ về sớm như chúng mày là bậy, bậy, bậy lắm” Em trai tôi cười trừ, nheo mắt, “Yes, Sir.” Em gái tôi thì nhỏ to: “Bố không muốn bê bối vì bố…sợ bị cười! Hay là Bố mặc cảm Việt Nam quá trời!”

Như một cái đồng hồ báo thức, trong mười tám năm, cứ sáu giờ sáng là bố tôi rời nhà với cặp da túi giấỵ. Bảy giờ sáng là bố tôi đã có mặt tại trường. Trừ khi đau ốm, ông không hề nghỉ một ngàỵ. Nếu quả tình dạy học ở Mỹ là khổ thì khả năng chịu đựng của ông thuộc hạng… siêu! Ngày nào cũng như ngày ấy, cặp da túi giấy trong mười tám năm!

Tôi vô tâm không hiểu tại sao bố tôi đi làm với nét mặt đau khổ. Tôi cho là bố tôi đã được voi, còn muốn đòi tiên.

Cho đến một hôm…

Không còn đeo gánh nặng của Goldmans Sachs trên vai, tôi có thì giờ theo bố tôi đến lớp học một ngôi trường thị tứ…Bắt đầu bằng sự tò mò của một đứa con, tôi trở thành nhân chứng một ngày trong đời của bố tôi, để bàng hoàng nhận ra sự mất mát của thế hệ lưu vong đi trước. Bố tôi đứng, cũng phấn trắng bảng đen, ông hò hét không lại lũ trẻ con ngỗ nghịch, đen, trắng, vàng, Mễ có, Việt có, Tầu có. 

Ông đứng cô độc, già nua, nhỏ bé trong cái lớp học tồi tàn.

Ngày hôm ấy tôi nhận thức được sự đau khổ của một nhà giáo Viêt Nam ở Mỹ! Đây không phải là trường Trần Quý Cáp với những người học trò Quảng Nam tình nghĩa, tự biết cúi đầu khoanh tay, yêu thương thầy cô cho đến 30 năm sau không phai nhạt. Đây không phải là Đại học Vạn Hạnh của một xứ sở Phật giáo mà hình ảnh từ bi của Như Lai hòa nhập với con đường đi tìm kiến thức. Bố tôi không còn là ông giáo mảnh khảnh mang kính cận giảng dậy văn chương Anh cho sinh viên. Từ Merchant of Venice cho đến A Farewell to Arms. Ông không còn say sưa dạy dịch Việt-Anh thế nào cho hay, từ Dọc Đường của Thanh Tâm Tuyền đến Mai Thảo, Những Vì sao của Diệu. Ông đứng trước bảng đen lạc lõng, cầm những tấm bích chương ông viết tay, nắn nót, danh từ, tĩnh từ, theo mấy cái phương pháp tẻ nhạt của giáo dục song ngữ (billingual education). Tóc ông bắt đầu thưa. Mắt ông lờ đờ sau cặp kính. Hai má xệ xuống theo tuổi già. Ông đứng đó, nhưng cũng vẫn phấn trắng bảng đen. Phấn trắng, bảng đen đeo đuổi ông cho đến hết cuộc đời.

Có một đứa trẻ người Mễ, khoảng 14 tuổi, khi không nổi hứng thổi cái kẹo cao su vào bố tôi, chiếc bong bóng bay ngang không khí, “đậu” lại trên sân bay là cuốn sổ tay của bố tôi. Đứa trẻ la lên:

– “Dr. Trần!”

Nó ăn kẹo như vậy đâu có nghĩa nó là hiện tượng Bầy Thú Trước Bảng Đen của Duyên Anh! Nó chỉ là đứa trẻ nhà nghèo học trường thị tứ, nó thích gì làm nấy. Theo bản năng tự nhiên. Trong môi trường thị tứ này, không có cái khuôn khổ nề nếp gọi là văn hóa giáo khoa thư ngày xưa của bố tôi. Của học trò Trần Quý Cáp, Đồng Khánh, Petrus Ký…Cái văn hóa của một lớp người biết chắp tay, “Thưa Thầy, con đi!!!”

Chắc vì nghĩ như thế nên bố tôi, cương vị của một nhà giáo dục lưu động, không có vẻ gì giận dữ. Ông quay lại cười với đứa nhỏ. Nói theo kiểu nôm na của bà nội tôi, nom ông “lành như Bụt.” Thằng bé chẳng thèm nói xin lỗi. Ông đưa tay vớt cái bong bóng trên cuốn sổ. 

Tôi lặng người. Bố tôi, người giáo sư nước Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, của khuôn viên đại học, giờ phút này bị biến thành một nhà giữ trẻ bất đắc dĩ.

Đến giờ ra chơi, bố tôi đi vào phòng giáo sư, ngồi cạnh những đồng nghiệp nói giọng eo éo miền Nam. Ông ăn miếng bánh mì chả lụa, uống lon sữa đậu nành, nhỏ nhẹ chép miệng theo kiểu Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến. Tôi xin cám ơn cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã đem chả lụa với sữa đậu nành vào nước Mỹ rộng lớn dư thừa chất đạm từ hamburgers cho đến rib eye steak… Chả lụa với sữa đậu nành cho bữa ăn trưa của bố tôi. Trong mười tám năm, ngày nào cũng một menu đó.

Đêm hôm ấy, tôi, Trần Thị Như Hoài An tức Ann Trần, con gái đầu lòng của một ông giáo Việt Nam, trằn trọc không ngủ được. 


Tôi nhớ đến một vật sở hữu bố tôi đã có và đã mất. 

Tôi nhớ đến chiếc phong cầm của bố tôi. 

Như tôi đã nói, bố tôi có tính quen sưu tầm, lưu trữ, ít khi phế thải một vật sở hữu nào. Bằng chứng là ông vẫn giữ cái cặp da đầu tiên trong công vụ giáo dục ông mua tại Sàigòn hồi cuối năm 1955 trước khi lên đường ra miền Trung dạy học, nhất là cái bộ đồ “bốn túi” kiểu “ký giả” ông mang theo từ 1975. Đó là cái “mốt” một thời của bố tôi.. Nhiều lần, lũ con phải la lối đòi tẩy chay bố để ông khỏi lôi bộ đồ cổ lỗ sĩ ra mặc.

Giữa đêm tối, tôi chợt hiểu rạ. Tôi hiểu rồi, hiểu cái mất mát của bố tôi. Cái đau khổ mơ hồ của tôi hôm ấy bắt đầu từ hình ảnh chiếc phong cầm thời thơ ấụ. CHIẾC PHONG CẦM CỦA BỐ TÔI. Khi tôi bắt đầu có trí nhớ thì bố tôi đã có chiếc phong cầm ấỵ. Bố tôi mất nó vào năm 1963, trong những ngày Huế sôi nổi xuống đường.

Đầu năm 1963, tôi lên sáu, thì bố tôi từ Pháp về. Ông đi du học từ hồi tôi ba tuổị. Không có bố bên cạnh, tôi sống trong không khí quây quần cuả họ ngoại. Ngày ông về nước, ông là một hình ảnh xa lạ. 
Ông mảnh khảnh, mặt hơi tư lự. Tôi nhìn ông mà hơi sờ sợ. Những ngày ở Pháp về, ông không vui, có lẽ vì thời cuộc. Con bé Hoài An ở tuổi thơ dại đó, bèn bắt đầu một công trình nghiên cứu qui mô. Tôi quyết định nghiên cứu bố tôi. Việc đầu tiên tôi nhận xét là những câu nói của người nhà. Tỉ dụ, bà vú bảo: “Ông Tây quá,” “Tối ngày ông nghe dĩa hát.” Những tiếng hát trong vắt, ngôn ngữ xa lạ. Sau này lớn lên, qua Mỹ, tôi mới biết đó là dĩa hát nhạc kịch My Fair Lady ông mua từ Luân Đôn. 

Thời gian sinh sống ở Nữu Ước, tôi vẫn luôn tự hỏi biết đâu sự say mê âm nhạc và sân khấu của tôi đã bắt đầu với tiếng ca trong vắt từ cái dĩa hát của bố tôi ngày đó.

I could have sung all night
I could have sung all night
All night



Và tiếng hát vút lên, ngân dài, cao ngất:


All night…

Trong dãy phố Nguyễn Trường Tộ ở xứ Huế êm đềm, chỉ riêng nhà tôi là có cái dĩa hát quay vòng vòng. Bố tôi cầm cái cần nhẹ nhàng đặt lên dĩa hát, rồi cái dĩa quay vòng vòng, và tiếng hát xa lạ trong vắt bay ra từ cái hộp. Tôi nghĩ theo bà vú: “Sao mà nó Tây thế!”

Ngoài cái máy hát, bà vú còn nói bố tôi mặc “áo tơi” đi trong nhà. Tôi đi theo nhìn bố tôi, thấy bà vú nói đúng. Bố tôi không mặc bà ba trắng có khuy cài như ông ngoại tôi. Bố tôi mặc cái áo thùng thình cột dây ngang lưng, tương tự như cái áo đầm dài đến chân (sau này tôi mới biết đó là cái áo robe de chambre). Bà vú bảo: “Tây ơi là Tây! Ôn ở lỗ mặc áo tơi đi trong nhà!” Tôi cũng muốn bắt chước bố tôi “mặc áo tơi” đi vòng vòng trong nhà như thế.  Bà vú bảo: “Hoài An ơi, dị lắm. Mi chớ bao giờ bắt chước cha mi!”

Sau đó bố tôi còn vẽ tranh, ông hay đi vẽ với họa sĩ Hiếu Đệ. Ông này hay xoa đầu tôi rất lâu. Tôi còn nhớ ông ta có cặp mắt kính rất dàỵ.Trong những tranh của bố tôi, có một tấm vẽ cái thuyền treo ngược. Tôi không hiểu tại sao cái thuyền lại treo ngược, làm sao chèo được trong những ngày nước dâng ngập Đập Đá hoặc bão lụt ở miền Trung? Tôi hỏi mẹ tôi.  Mẹ tôi cũng không hiểu bố tôi vẽ cái gì. Chỉ có bức tranh Thành Nội có rêu xanh, tường nâu, và hoa sen hồnh là tôi thấy giống ngoài đời.  Những hình ảnh cuả Ngõ Chi Lăng, Huế, gần Thành Nội.

Cứ như vậy, con bé Hoài An, lên sáu, nghếch mắt nhìn người bố xa lạ, quan sát và suy tư.

Rồi bố tôi đem sách Pháp ra dạy tôi học: “C’est une chaise… C’est le chèvre de M. Seguin…” Sao mà chán quá! Thêm cái màn phải dậy sớm, tắm rửa, thay áo, uống sữa (một việc mà tôi rất ghét), rồi leo lên xe đạp cho bố tôi đèo đến trường Jeanne d’Arc tập đàn. Tập đàn thì cũng được đi, nhưng tôi không muốn tập theo Méthode  Rose. Tôi muốn đánh mò bài “Những Đồi Hoa Sim, ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt” theo kiểu Phương Dung, con nhạn trắng Gò Công. Sơ Thanh Tâm mà biết được sẽ khẻ tay tôi đau điếng. Tôi không biết thở than với ai về những cái khó chịu mà bố tôi bắt tôi phải trải qua.

Tóm lại sự có mặt của bố tôi làm cuộc đời tôi bị xáo trộn. Tôi không còn được ngủ chung giường với mẹ tôi. Tôi phải ngủ giường ngoài, loại giường gỗ dành cho con nít. Tôi van vái Trời Phật cho ông đi du học thêm một lần nữa thì đỡ quá! Van vái xong, tôi rón rén ghé tai vào cửa phòng nghe bố mẹ tôi nói chuyện. Bố tôi hay độc thoại nói “ràm ràm.” Mẹ tôi ngoan ngoãn ngồi nghe như tín đồ nghe kinh. Bà vú bảo, “Giống người điên. Ôn học giỏi quá, hóa điên!”

Sau này khi lớn lên, được yêu và mong mỏi được người yêu thông hiểu, tôi mới cảm nhận được thế nào là nỗi buồn khi phải nói một mình, và khi phải nghe người khác nói vì bổn phận.. Để thương xót cho cuộc tình và hôn nhân của bố mẹ tôi. Một người nói, một người nghe. Phải chi cứ như người từ hành tinh khác đến, truyền thông bằng tư tưởng. Nhìn bằng mắt, hiểu nhau ngay. Thì tình trường đỡ đau buồn, chật vật. Và nhân duyên đỡ cay đắng, đoạn trường vì người ta không hiểu được nhau.

Thế nhưng tuổi lên sáu bé dại, tôi thấy chuyện bố tôi “đọc kinh” cho mẹ tôi nghe một chiều là điều vừa kỳ quặc, vừa hào hứng.

Có lần tôi nghe bố tôi đọc một đoạn văn cho mẹ tôi nghe, tôi thấy rất lạ lùng, và kết luận chắc là bố tôi điên đúng như bà vú nói. Tôi kể lại với bà vú, bố tôi nói gì về con lừa, về vũ trụ có đồ đạc lổn ngổn. Bà vú lè lưỡi, khuyên tôi sau lớn lo lấy chồng đừng có học giỏi làm chị. Và nhất là chớ có đi Tây. Sẽ điên giống bố tôi.

Ba mươi bốn năm sau, ngồi ở Nữu Ước, nhìn ra vòm trời đầy ánh điện, tôi đọc lại một đoạn văn của bố tôi viết ở Huế nhân dịp ông xem tranh của họa sĩ Đinh Cường. Một vài năm trước biến cố 1975, ông đem bài bình luận ấy quay ronéo cho sinh viên Văn Khoa Sài Gòn dịch ra tiếng Anh. Thời thơ ấu hiện về, tôi mới nhớ ra đó là đoạn văn tôi đã nghe lóm ngày xưa qua khung cửa phòng của bố mẹ tôi:

“Trong vũ trụ, súc vật, đồ đạc, người ngợm lổn ngổn, những võ công thức cứng ngắc, rỗng tuếch, đập bửa ra toàn chất liệu chết, ù lì, đặc sệt; những cái đầu gỗ lọc cọc múa nhảy trên đường, những trường thành góc cạnh lì lì chắn lối; những xe cộ, bàn ghế, cây khô tĩnh vật đắp ụ ngõ xóm; đất rác từng đống sát mũi cửa nhà, bịt kín công lộ. Những cái cứng ngắc, lổn ngổn, trì độn ấy làm nghệ sĩ đi một bước là đụng, là đá, là vấp chạm đủ mọi chướng vật. Ấy là cái thế giới hình thể hiện thực bủa kín nghệ sĩ, muốn bò-sát-hóa thân phận nghệ sĩ. Nó bảo: mày làm con lừa kéo gỗ đi. Nó hô: cúi đầu xuống, uốn đuôi lên. Thế giới hình thể hiện thực vong thân nghệ sĩ bằng đủ kiểu phỉnh phờ. Nó chắp cánh gỗ cho nghệ sĩ bay vào thế giới lãng mạn, trăng sao mây nước. Nó gạt nghệ sĩ vào vũ trụ ấn tượng mù, lung linh bàng bạc. Rồi, rất biện chứng, nó đá đít những tâm hồn nghệ sĩ đích thực…

Tôi không tự hỏi Đinh Cường đã đi vào trừu tượng thế nào ? Cái đó chẳng quan hệ gì đến người xem tranh, dĩ nhiên. Sự hiện hữu của trừu tượng Đinh Cường, tôi sẵn nhìn nó trong hình ảnh một bứt phá…” ́***

Đọc đoạn văn của bố tôi viết trên ba thập niên, tôi giật mình sợ hãi. Tôi không nghĩ là bố tôi viết về tranh Đinh Cường. Mà ông viết về chính mình. Về con mắt nhìn tranh. Ông đã thay tôi viết về thân phận con ngườị: Cá tính trí thức và nghệ sĩ trong một môi trường tàn bạo đòi hỏi sự bứt phá. Dường như có sự tiên tri. Đoạn văn ngắn này áp dụng được vào khung cảnh của một Sài Gòn nhân mãn quay cuồng trong kinh-tế-thị-trường-xã-hội-chủ-nghĩa ngày nay, vào ngay cả cái thành phố Nữu Ước này trước thế kỉ hai mươi mốt. Cái khoảng cách khác biệt giữa Cộng Sản và Tư Bản, giưã Mỹ và Á, trong kỷ nguyên mới (New Age) đã hoàn toàn biến mất trong đoạn văn của bố tôi. Cả hai bên cuả thái cực đều có những con lừa kéo gỗ và sự bứt phá trong của tâm hồn nghệ sĩ trước môi trường và sức ép chung quanh. 

Rồi tôi rùng mình tự hỏi: năm 1965, khi viết lên những dòng trên, bố tôi có biết chăng đứa con gái nhỏ đầu lòng của mình, trên ba mươi năm sau, cảm thấy nó là con lừa trong vòng quay tới tấp của xã hội Mỹ. Goldman Sachs đã vô hiệu hóa những ngón tay của tôi, không thả cho ngón tay tôi mềm mại trở về với phím trắng dương cầm. Ở tuổi gần bốn mươi, tôi mong cầm bút để thay thế phím trắng dương cầm. Tôi ngậm ngùi hiểu ra rằng trong căn bản bố con tôi giống nhau. Chúng tôi, qua hai bối cảnh, hai thời điểm khác nhau, ở tuổi trung niên đều mang tâm trạng của những con lừa kéo gỗ.

Thế nhưng, trong những ngày tháng ở Huế năm 1965 khi bố tôi viết những dòng trên thì bố con tôi không nói chuyện với nhau. Bố mẹ Việt Nam thời đó không đến gần con nít, tối tối phải đọc truyện cho con nghe như bố mẹ ở Mỹ thời nay. Sự tương đồng về tâm trạng con lừa, về thân phận con người và kiếp lưu đày của tâm hồn nghệ sĩ, phải ba mươi bốn năm sau tôi mới nhận thấỵ.

Tuy nhiên, tôi xin tâm sự với độc giả một chi tiết rất quan trọng trong quãng đời thơ ấu của tôi. Khoảng thời gian 1964-65, ở phố Nguyễn Trường Tộ, Huế, bố con tôi có nói chuyện với nhau. Một cuộc nói chuyện thầm lặng qua chiếc phong cầm. Tiếng đàn phong cầm của bố tôi. Công cuộc nghiên cứu về người bố của bé Hoài An có khúc này là thú vị nhất.

CHIẾC PHONG CẦM CỦA BỐ TÔI!

Tôi còn nhớ rõ mồn một. Nó đẹp vô cùng. Những phím trắng nho nhỏ màu ngà, đục mà lại sáng bóng. Màu ngà còn đẹp hơn những thẻ "xâm hường" (****) điểm son của bà ngoại tôi. Khác với đàn piano, những phím đen cuả phong cầm chỉ là những hạt nh̉ỏ, nằm thẳng đều đặn, cũng sáng bóng như răng hạt huyền của người đẹp Bắc Ninh xưa. Ở giữa những phím trắng với những phím đen là một khoảng huyền bí. Những nếp xếp kéo đi kéo lại, co vào, giãn rạ, huyền hoặc và lôi cuốn!

Trong công cuộc nghiên cứu về bố tôi từ ngày ông ở Paris về nước, ngay buổi đầu tôi đã chú ý đến chiếc phong cầm. Buổi chiều khi đi học ở Jeanne d’Arc về, tôi hay bắt gặp bố tôi đứng đánh đàn bên cửa sổ trong trời mưa phùn xứ Huế. Mặt ông chăm chú không giống ai, môi chu lại một cách rất say sưa, vì ông phải tập trung tinh thần mà “thả hồn vào âm điệu.” Những ngón tay nhịp nhàng bấm phím, hai bàn tay kéo ra kéo vô, cái đàn nằm trên ngực bố tôi lắc lư theo âm điệu. Tôi thích bố tôi đánh đàn, lý do giản dị là vì ông ham đánh đàn không bắt buộc tôi học tiếng Pháp, “C’est une chaisẹ…C’est le chèvre de M. Seguin,” một điệp khúc vô cùng nhàm chán.

Xin lưu ý độc giả, bố tôi không phải là một nhạc sĩ. Tiếng đàn của ông có lúc rè rè, có lúc êm ái mê ly, tùy theo cái hứng nghệ sĩ của bố tôi. Ông cũng không phải là ca sĩ, dù có lúc ông hát ong ỏng theo tiếng đàn. Thế nhưng tiếng đàn tiếng hát của bố tôi đã tạo dựng nên repertoire những bản nhạc Việt đầu tiên mà tôi ưa thích mãi cho đến bây giờ. (Bài Những Đồi Hoa Sim không kể, đó là kết quả của sự tuyên truyền và tẩy não của bà vú tôi, vốn mang tâm hồn rất bình dân...học vụ!)

Thuở ấy, Trịnh Công Sơn, một thanh niên ốm o, đeo kính cận là hàng xóm của chúng tôi.  Thời điểm đó, Trịnh Công Sơn vừa làm xong bài Lời Buồn Thánh. Cái da diết, ủ ê của Lời Buồn Thánh cần phải được diễn tả bằng tiếng sắc-xô-phôn. Không có kèn, bố tôi xài đỡ chiếc phong cầm. Tôi thuộc lòng Lời Buồn Thánh từ đó.

“Chiều Chủ Nhật buồn,
nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Bạn bè rời xa chăn chiếu
Ô hay mình vẫn cô liêu ….

Ô hay còn đến bao giờ??? ”

Mãi về sau, năm ba mươi hai tuổi, tôi bắt đầu để lại tóc dài thẳng đuột. (Trước đó, tôi uốn quăn theo kiểu Donna Summers cho thiên hạ lầm tôi là người Nam Mỹ  Tôi xin thú thực tôi cũng có tinh thần “vọng ngoại” như vài người cùng xứ sở với tôi, thích ăn bơ hơn nước mắm). Có lần, với mái tóc như thế, tôi mặc áo gypsy dấu mai-crô-phôn dưới tóc, gập người lại mà rên rỉ Lời Buồn Thánh theo kiểu jazz, kiểu blue trước đám thực khách Mỹ. Họ mải ham ăn, không ai để ý xem tôi hát cái tiếng...nước...non gì!!! 

Dưới ánh đèn, trong khói thuốc của một quán ăn nhỏ ở Adams Morgan, Washington, DC, như một kẻ trá hình cố tình bỏ quên quá khứ, tôi cố nuốt nứớc mắt mà vẫn nhớ lại những buổi chiều mưa phùn xứ Huế, bố tôi đứng trầm ngâm bên khung cửa mà đếm tiếng mưa, cái đàn phong cầm đeo ở ngực. 

Thế là tôi, vừa mới để lại tóc dài thẳng đuột theo kiểu Việt Nam, chợt vứt cái mai-crô-phôn đi, mà hát gào cho quá khứ, cho chiếc phong cầm của bố tôi:

Chiều Chủ Nhật buồn, lặng nghe gió đi về…
Chiều Chủ Nhật buồn, lặng nghe gió đi về…


Gió đưa tôi về căn phố Nguyễn Trường Tộ, Huế, nơi mà Trịnh Công Sơn viết Lời Buồn Thánh, và bố tôi đã dùng chiếc phong cầm nói lên Lời Buồn Thánh. Hết Lời Buồn Thánh, chiếc phong cầm của bố tôi lại nỉ non điệu nhạc Phạm Dụy. Và khi khôn lớn tôi mới biết rằng trong ký ức tôi, những âm điệu này đi đôi với cặp mắt Sơn Tây của bố tôi, cặp mắt Sơn Tây của chất thơ Quang Dũng.

Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
Mà không nhớ thương người mẹ già
Chờ con lúc đêm khuya
Người con đã ra đi vì nước
Nhớ thương con oán thù loài giặc kia
Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
Bóng dáng người hùng anh
Về ấm lũy tre xanh


Khi khôn lớn, tôi lẩn thẩn suy nghĩ: Làm sao chiếc phong cầm Tây phương đó, xuất thân từ nước Ý ̣(nơi bố tôi đã mua nó từ một ông cố đạo), lại có thể đem tôi đến với núi rừng Việt Bắc, với con người Quang Dũng, với tiếng hát hành quân xa, nếu không có tâm hồn rung cảm của bố tôi và sự đồng điệu trong máu huyết giữa bố con tôi. Những năm đó, tôi chẳng biết gì hết, chỉ biết yêu thích cách bố tôi lắc lư, cái đàn kéo ra kéo vào, và âm điệu da diết của tiếng đàn.

Và đó là cách hai bố con tôi nói chuyện với nhau, qua chiếc phong cầm, trước khi tôi biết thế nào là thân phận con người trở thành con lừa kéo gỗ….

Chao ơi, tôi thương xót làm sao tiếng phong cầm của bố tôi!

----

Không nói ngoa với độc giả, tôi tự hào mình là con bé “thông minh vốn sẵn tính trời…”  Vì là con nhà giáo, tôi biết đọc năm lên bốn. Và ở tuổi lên sáu, tôi đã rất khoa học trong công trình nghiên cứu về bố tôi. Tôi lục lọi trong cái rương cũ, tìm thấy thông tín bạ của ông hồi ông học trường Bưởi, Hà Nội. Trang đầu thông tín bạ có những dòng chữ sau đây:

Tên họ học sinh: TRẦN Quốc Ngữ
Quê quán: Sơn Tây
Tên cha/hoặc giám hộ: TRẦN Quốc Nho
Nghề nghiệp: Làm ruộng


Bố tôi đó, một thiếu niên, con cụ Tổng Nho, tổ tiên lập thân từ đồng ruộng làng Bún, miền Bắc, phía tây thành Thăng Long của nước Việt Nam hình chữ S. Tổ tiên tôi từ đời Trần đã quen nghề cày ruộng lấy thóc bán nuôi con cái đi học.

Điển hình là ông nội tôi, cụ Tổng Nho, nuôi đàn con trai ăn học, dâng gạo nuôi quân cho Việt Minh đánh Pháp để rồi trở thành nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất bắt nguồn từ bên Tàu với ông lãnh tụ quái gở Mao Trạch Đông.

Năm 1993, Goldman Sachs, Merril Lynch, Bank of America, cùng bao nhiêu cơ quan kinh tài quốc tế khác tổ chức một cuộc du hành các nước đang phát triển ở Á Châu để nghiên cứu vấn đề thiết lập thị trường chứng khoán theo kiểu kinh tế thị trường, nhằm "tư vấn" cho Việt Nam. Dĩ nhiên là nhân viên cuả Goldman Sachs, tôi cũng xách cặp đi theo. Cuộc viễn du này cho tôi có dịp về thăm Hà Nội. Tôi thuê xe đi về Hà Tây (Sơn Tây cũ), cùng với hai đồng nghiệp người Anh vì hiếu kỳ mà tình nguyện đi với tôi. Tôi đi về làng Bún, đôi mắt tròn lên, lạ lùng, bỡ ngỡ:

Tôi đứng bên bờ đê, lặng nhìn những mẫu ruộng nho nhỏ, giữa ruộng có những ngôi mộ nằm trong nước. Tôi nhìn con bò, gầy ơi là gầỵ!

Con bò Việt Nam, nó gầy cũng như bố tôi gầy trong tấm hình chụp năm 1954. Rồi tôi nhìn cái xe bò, cái xe bò Việt Nam cộc kệch cuối thế kỷ hai mươi. Và tôi nhìn hai người đàn bà đứng tát nước còn gầy ốm hơn con bò. Tôi tìm ra ngôi mộ của cô tôi, chị ruột bố tôi, chết trẻ trong cuộc chiến tranh Việt Pháp. Ngôi mộ nằm giữa ruộng. Tôi nghĩ thịt xương tổ tiên tôi đã tan vào đất, từ đó mọc lên những hạt gạo “xuất khẩu” của Việt Nam. Khi ăn hạt gạo xuất khẩu, tôi có bao giờ nghĩ là đang ăn thịt xương của tổ tiên tôi? Tôi ngửa mặt lên trời tìm vừng mây trắng. Xa xa kia là sông Đà, núi Tản của Nguyễn Khắc Hiếu. Đâu đây là nét “vời vợi buồn Tây Phương” của Quang Dũng. Tôi mỏi mắt nhìn cho ra một nét quen thuộc nào đó, lắng nghe cho thấy “tiếng hát hành quân xa” và tự hỏi: nơi chốn này có yêu tôi không, hay đang nhìn tôi xoi mói, tôi con người đi về quê cha trên đôi giầy ReeBox?..

Bên bờ ruộng, tôi quay lại nhìn "con đường cái quan" hẹp đầy ổ gà.  Lúc ngồi xe về làng, tôi cứ va bên này, chạm bên kia giữa hai đồng nghiệp người Anh to lớn. Tôi nhìn sang bên kia đường là “Nghĩa Trang Liệt Sĩ Xã Phụng Thượng Trong Cuộc Chiến Tranh Chống Mỹ.” Bên này đường là “Quán Thịt Chó Thơm Ngon.” Đây, Con Đường Cái Quan của Phạm Duy từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, con đường mà bà nội tôi đã đội nón lá đi bộ dưới nắng chang chang trốn ra Hà Nội ngày ông bà phải bỏ làng vô Nam để tránh thảm trạng Đấu Tố Địa Chủ.

Trước "con đường caí quan," tôi nhắc đi nhắc lại như người mất hồn với hai đồng nghiệp:

– “Sao mà nó nhỏ thế, con đường này, đồng ruộng này, đường chân trời này!” (How come everything is so small?)

– “Ông nội tôi bị kết tội địa chủ vì có chút đồng ruộng này sao ?” (My grandfather got a death sentence because of these little paddies?)


Hai người đồng nghiệp nhún vai, không nóị. Tôi không thể trông chờ họ hiểu.  Tôi cũng không nghe tiếng linh hồn cô tôi đón chào trong gió.  Quanh tôi chỉ có hai đồng nghiệp người Anh im lặng đứng nhìn.

Tất cả không giống như trí tôi tưởng tượng. Khi tôi đã quen nhìn xa lộ thênh thang của nước Mỹ, những vườn táo mênh mông ở Illinois, những vườn cam bát ngát ở Florida. Tôi cứ hỏi đi hỏi lại, ông tôi suýt nữa bị dẫn ra đình làng chịu đấu tố chỉ vì ít mẫu ruộng này ư? Trong bao nhiêu năm nghe ông bà tôi kể chuyện, không hiểu sao tôi cứ tưởng tượng ruộng đất phải bao la cò bay thẳng cánh như tiểu bang Arizona.  Phải nhiều lắm, lớn lắm thì mới bị tố địa chủ chứ?

Bây giờ sau chuyến về thăm đó, tôi mới biết thế nào là sự nho nhỏ, con con, như cái nước Việt Nam trên bản đồ thế giới, như cái số phận nho nhỏ, con con của con bò, của cái xe bò, của hai người đàn bà tát nước. Ngay cả đến ruộng đất phì nhiêu đã gây nên cái án địa chủ cho ông bà nội tôi cũng nho nhỏ, con con. Cái thảm khốc của nhân loại lại nằm ở trong những gì nho nhỏ, con con?

----

Trong công trình nghiên cứu về bố tôi năm lên sáu, tôi bắt gặp tấm ảnh 4 x 6 của một cậu con trai, dán trên thông tín bạ. Cậu có hai con mắt dài, xếch như một nét mực tàu sắc sảo. Khi lớn lên, tôi mới hiểu đó là cặp mắt Sơn Tây đã làm xót xa lòng Quang Dũng. Bên nội tôi, đa số đều có cặp mắt đó. Ngay cả những đứa em họ sinh sau đẻ muộn làm công dân Mỹ, lọt lòng mẹ trong nhà thương Mỹ, cũng mang vào Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ cặp mắt Sơn Tây của núi rừng Việt Bắc và hồn thơ Quang Dũng.

Mẹ tôi kể trong thời gian học trường Bưởi, bố tôi theo học phong cầm với một ông cố đạo. Khi đi du học, qua Ý chơi, gặp một cố đạo choi đàn phong cầm, bố tôi năn nỉ rồi mua đàn của thầy tu. Đó là tiểu sử chiếc phong cầm của bố tôi. Nó xuất thân từ nước Ý, du nhập vào Hà Nội đầu thập niên 1950.

Khi di cư vào Nam, ông bà tôi đi trước, bố tôi là người cuối cùng rời Hà Nội vào Nam. Bố tôi đáp xe lửa từ Hà Nội xuống Hải Dương, rồi đạp xe đạp từ Hải Dương xuống Hải Phòng. Bố tôi để cây đàn ghi-ta, thêm cái phong cầm lên xe đạp mà đạp. Trên đường đi, ông bán mất cái ghi-ta. Bán luôn đôi giày da. Nhưng không bán chiếc phong cầm. Bố tôi lên tàu bay vào Nam, có chiếc phong cầm mà không có đôi giày che gót. Tôi mường tượng cậu thanh niên có cặp mắt Sơn Tây đạp xe đạp, đèo theo chiếc phong cầm, những vòng bánh xe cũng giống như những vòng bánh xe bố tôi đạp chở tôi đi học dương cầm ở Huế.

Chiếc phong cầm theo cậu trai trẻ lên máy bay từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Rồi vào trại sinh viên. Bố tôi sống nghèo ở miền Nam mà đi học trong kiếp di cư. Chiếc phong cầm luôn luôn đi theo ông như một tình nhân yêu kiều, chung thủỵ.

Rồi bố tôi ra Hội An, dạy trường Trần Quý Cáp, vẫn khư khư giữ cái phong cầm. Tôi ra đời trong tình yêu của bố mẹ và được tặng cho cái tên Trần Thị Như Hội An, để đánh dấu thành phố nơi bố mẹ tôi đã gặp nhau. Sau này mẹ tôi đổi thành Trần Thị Như Hoài An để tránh dấu nặng trong tên con gái. Ngày mẹ tôi ẵm tôi từ bệnh viện về nhà, chắc là cái phong cầm đứng nhìn đâu đó, mà tôi thì nhắm tít mắt như mọi trẻ sơ sinh khác.

Rồi bố tôi đi Pháp. Khư khư đem cái đàn theo. Mẹ tôi phàn nàn: “Ở bên ấy thiếu gì đàn, vậy mà cha con cũng đem nó theo cho được.” Mẹ con chúng tôi ở nhà, chứ cái đàn thì đi Pháp theo bố tôi.

----
Công cuộc nghiên cứu về bố tôi năm tôi lên sáu tuổi vẫn tiếp tục suốt thời gian 1963-65. Tôi kiếm thấy bức hình đen trắng bố tôi ngồi bên lan can căn phòng sinh viên ở đại học xá lầu bốn. Paris trải rộng dưới chân. Bố tôi gầy như cây tăm, ngồi ôm chiếc phong cầm, gác hai chân lên lan can màu đen, nom rất thoải mái và rất “hip.” Tôi nhìn bức hình ấy mà mơ ước sau này mình cũng đi du học Paris và cũng ngồi gác chân lên lan can nhìn xuống thành phố. (Tôi đâu ngờ rằng, sau này lớn lên tôi làm một cuộc du học trường kỳ…).

Rồi thì cái đàn theo bố tôi về nước. Và tôi gặp nó ở căn phố Nguyễn Trường Tộ, Huế. Lần này thì tôi thôi không nhắm tít mắt như một trẻ sơ sinh nữa.

Tôi nhớ mãi buổi chiều mưa phùn xứ Huế. Tôi trốn bố tôi (tôi thường hay chơi trò “trốn tìm” một mình) sau bức màn cửa phòng khách. Bố tôi đánh đàn xong thì để nó trên ghế. Thế là tôi nhảy tỏn ra. Tôi đứng mân mê, sò mó cái đàn. Tôi bấm thử, sao đàn không ra tiếng? Tôi khệ nệ tìm cách đeo nó vào cổ. Tôi say mê, nâng niu nó. Ôi "tiếng hát hành quân xa" với những "chiều Chủ nhật buồn" không nắng trong căn nhà nóng hâm hấp "lặng nghe gió đi về!" Ai xui khiến cho cái đàn này làm mọc chất nghệ sĩ trong tôi! Để ba mươi bốn năm sau tôi từ bỏ Goldman Sachs? Tôi muốn ẵm nó lên để đu đưa như bố tôi. Nhưng nặng quá. Cứ thế này thì nếu tôi không té, cái đàn cũng sẽ té.

Bỗng bố tôi bước vào. Tôi sợ muốn khóc vì bị bắt quả tang, tưởng rằng sẽ bị đòn. Nhưng không, nét mặt bố tôi bình thản, đôi mắt Sơn Tây như hai vết mực tàu sắc nét. Đó là lúc ông thấy tôi bé quá không bê nổi chiếc phong cầm. Ông quyết định đem tôi đi gặp Sơ Thanh Tâm để xin học đàn dương cầm.

Từ hôm đó, sáng nào ông cũng gọi tôi dậy sớm, bắt uống sữa, thay váy đầm. Rồi chở xe đạp đưa tôi đến trường Jeanne d’Arc học đàn…

Chung qui cũng bởi  chiếc phong cầm của bố tôi.

____

Bạn đọc có tin rằng cái chết không kết liễu đời người, vì phần hồn còn đi về đâu đó. Bởi thế mẹ tôi cứ cúng tổ tiên ông bà, bắt tôi thắp nhang mà lạy. Người Việt Nam chúng ta thờ linh hồn những người thân đã chết.

Năm lên sáu, tôi tự hỏi vật vô tri chết đi có còn phần hồn vất vưởng hay không. Khi lớn lên, suy nghĩ theo Lamartine, thì câu trả lời là có:  "Objets inanimés, avez vous donc une âme...?  ́́(****́) 

Chiếc phong cầm gặp tôi, rồi nó mất đi. Và tôi thắc mắc mãi phần linh hồn của nó đi đâu ? Tôi thắp nhang cúng nó được không?

Xứ Huế không phải là xứ yên bình. Cái yên bình của Huế chỉ là yên bình giả tạo. Những năm 1961-63, Huế là một ngọn lửa cách mạng hừng hực, sẵn sàng bừng cháỵ từ chùa Từ Đàm, nơi mà mẹ tôi vẫn đem tôi đi lễ Phật. 

Đó lần đầu tiên trong đời tôi được nghe danh từ “cách mạng.”

Tôi phải lớn hơn mới hiểu được căn bản của vấn đề. Nếu có Cách Mạng, thì làm gì có Hoài An? Mà đã có Hoài An thì không có Cách Mạng. Từ năm lên sáu, ở thành phố Huế buồn ngủ ấy, tôi chưa đủ trí tuệ để hiểu thế nào là đấu tranh, nhưng tôi đã mường tượng một điều gì ghê sợ. Rằng tôi sinh ra trong một xứ sở có nhiều vấn đề. Những vấn đề ấy ở ngoài tầm tay tôi, nhưng chúng tạo nên định mệnh của tôi, như lưới giăng, như cơn lốc kéo thốc tôi vào.

Dấu hiệu bất an đầu tiên là ngày Phật Đản. Một ngày vui mừng tôi và các em tôi mong mỏi để được xem xe hoa. Thế nhưng mẹ tôi cấm không cho chúng tôi đi xem. Xe hoa đi ngang nhà tôi, mẹ tôi không cho chúng tôi ghé đầu ra xem. Bảo nguy hiểm. Sau nhũng bức màn cưả mảnh mai tơ lụa, chúng tôi vẫn thấy được tượng Phật đứng trên tòa sen trắng nõn, tay chỉ lên trờị. Nom Phật bụ bẫm dễ thương.  Em tôi bảo: “Sao Phật giống em bé quá!”

Chỉ một lúc sau xe hoa vừa đi khuất, bà vú đã chạy vào thì thầm, “Công an giựt sụp xe hoa rồi, Phật đổ.” Tôi cho rằng đó là chuyện kinh khủng. Cái gì đổ thì đổ, chứ Phật làm sao đổ được. Điều ghê sợ khủng khiếp nhất, một sự lật đổ nào đó ngoài tầm tay những người dân bình thường, đã bắt đầu ám ảnh tôi.

Thường thường mẹ tôi hay cho chúng tôi đi chùa Từ Đàm. Nhưng năm đó, chúng tôi không được lên chùa, mặc dù tôi thích lên chùa để được múạ hát: “Một hôm, một hôm mồng một đến chùa, cùng me đi lễ Phật, dâng vài hoa sen, đến chuà dâng cả hồn em....” Bà vú thì thầm, “Hoài An ơi, lên chùa thì công an bắt!” Tôi nín bặt vì sợ.

Bên cạnh những cái điều bất an đó, bố tôi vẫn kéo phong cầm để nói chuyện với tôi qua Tiếng Hát Hành Quân XaLời Buồn Thánh.


Thuở ấy, tôi không biết mặt những người bạn văn nghệ của bố tôi ̣̣(Maĩ đến khi khôn lớn, tôi mới biết họa sĩ Đinh Cường và nhà văn Doãn Quốc Sĩ.)  Ở Huế, tôi chỉ nhớ có hai người: Bác A. và chú M., nhưng chỉ có chú M. là liên quan đến chiếc đàn phong cầm, vì chú M. là một nhạc sĩ. Chú ấy vui tính và buồn cười lắm. Cả nhà ai cũng yêu mến chú M. Trừ bà vú:

– “Ôn nớ là nhóm cách mạng chống Cần Lao đó Hoài An ơi!. Ôn nhà ni mà cứ giao du hoài là có ngày cậu Cẩn tới chặt đầu.”

Bà vú nói chi ghê quá. Tôi hỏi Cần Lao là gì? Bà vú bảo Cần Lao là cậu Cẩn đó. Tôi hỏi cậu Cẩn là ai? Có giống chú M. không? Bà vú nói: “Con ni ngu quá. Nói tầm bậy coi chừng bị chặt đầu. Hay chết kiểu Quách Thị Trang.” Tôi không dám hỏi bà vú Quách Thị Trang là ai, và tôi biết đó là một người đã chết. Tôi biết ngừng hỏi, và tôi co người lại vì sợ. 

Trong những ngày tháng đó, bố tôi ít nói, ít kéo phong cầm. Cái đàn nằm cô đơn. Thỉnh thoảng chú M. vẫn ghé chơi. Hai người đóng cửa phòng nói chuyện rì rào.

Rồi một hôm, chú M. lại ghé thăm. Bố tôi mặc áo đi theo. Ông dặn mẹ tôi ông sang nhà chú M. ở phía bên kia sông Bến Ngự. Dãy phố Nguyễn Trường Tộ nằm bên này sông. Bên kia cầu là nhà thờ Phủ Cam. Bên trái nhà thờ là một dãy nhà kiểu Tây rất đẹp. Một trong những căn nhà đó là nhà chú M. ở. Bố tôi dặn gia đình là ông sẽ đi khá lâu. Ông đi theo chú M. Đã ra đến cửa, ông còn quay lại lấy chiếc phong cầm. Cái đàn đi theo ông qua nhà chú M.

Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy chiếc đàn. Tôi linh cảm cái gì không hay sẽ xảy ra. Tôi chạy theo nắm áo bố tôi đòi đi theo. Tôi bíu chiếc đàn như muốn giữ nó lại.Chú M. chế giễu tôi con gái hay khóc nhè.

Tối đêm đó, tôi đang ngủ say thì có tiếng khóc than, tiếng bà ngoại tôi kêu la. Tiếng người xôn xao ngoài ngõ. Nghe dễ sợ lắm. Tôi chạy ra thảng thốt. (Từ đó lớn lên, tôi rất sợ những khi đang ngủ thì bị thức dậy vì biến cố.)

Tôi vẫn còn nhớ tiếng người nói: “Nhà ai cháy? Công an đốt nhà ai?” 

Tôi nghe mẹ tôi nức nở, “Trời Phật ơi, phải nhà chú M. không? Mạ ơi, anh con ở bên nhà chú M..Thôi rồi mạ ơi…”

Tôi thấy mọi người đổ xô ra cửa. Tôi cũng chạy ù ra. Mẹ tôi nắm chặt tay tôi. Bà vẫn kêu khóc.

Ông ngoại tôi điềm tĩnh hơn. Ông nói, “Đã chắc chi ông Ngữ ở bên đó. Để ba mặc áo lên chùa. Hay qua dinh cha Thục hỏi…” Mẹ tôi vẫn điên cuồng kéo tay tôi và bà ngoại xô ra đường.


Đám đông đứng đầy dọc bờ sông Bến Ngự bên hông nhà tôi. Chỉ trỏ xôn xao. Tôi nhìn qua bên kia sông. Ngọn lửa ngùn ngụt cháy. Tôi thấy bên kia bờ sông có bóng dáng những người cầm súng. Người đứng quanh tôi nhỏ to, “Công an đốt truyền đơn.” Mẹ tôi ngất xỉu. Bà ngoại tôi vật vã. Tôi kêu khóc không thành tiếng. Phía bên kia sông lửa ngùn ngụt cháy, ở đó có chú M., bố tôi, và chiếc phong cầm. Tôi nhìn thấy lần đầu tiên cái kinh khủng của cách mạng. Nói đúng hơn của bạo lực: lửa cháy để bùng nổ cho cái gọi là cách mạng.

Đó là lần đầu tiên tôi thấm hiểu trong trí óc non nớt của mình, tôi sinh ra trong một đất nước của những người dân thích làm cách mạng. Của những người dân hay mang kiếp tù đày. Lý do? Tây, Tầu, Nga, Mỹ? Cái nghèo, cái cực, cái nô lệ, cái xâm lăng? Vân vân và vân vân. Trước Chúa bác ái, trước Phật từ bi, chúng ta cầm súng giết nhau đi rồi gọi đó là cách mạng.

Ông ngoại tôi nói đúng. Gia đình tôi có phước. Một ngày sau bố tôi về. Một cơn ác mộng vừa qua.

Tôi đứng xớ rớ tìm cách lắng nghe chuyện người lớn. (Tôi là một đứa nhỏ rất thích nghe chuyện người lớn, âu đó cũng là cái nghiệp chướng của tôi. Có khi tôi nghĩ tự mình là mất tuổi thơ vì cái đầu tôi tò mò ưa suy nghĩ.) Tôi nghe ra được chú M. chạy trốn lên chùa. Nhà thì cháy tan nát. Mẹ và bà ngoại tôi đốt nhang khấn bàn thờ tạ ơn tổ tiên trời đất đã cứu bố tôi.

Tôi đứng trước cửa nhà nhìn qua bên kia sông. Ngọn lửa đã tàn. Cảnh tượng tiêu điều thảm hại. Lần đầu tiên tôi chứng kiến sự u ám của những gì còn lại sau một cuộc tàn phá.

Chú M. không cháy. Bố tôi không cháy. Còn chiếc phong cầm? Phải chăng nó cháy giùm cho bố và chú M. yêu mến của tôi? Tôi òa khóc chạy vào nhà. Mẹ và bà ngoại tôi còn trong cơn mừng rỡ, còn lo nhang đèn.  Không ai nghĩ đến chiếc phong cầm xấu số.

Tôi nức nở trong lòng bố tôi. Nhưng ông nghiêm mặt cấm không cho tôi khóc. (Những người bố Việt Nam, ai cũng ghét than khóc, cho đến ngày họ già. Bây giờ trong tuổi sáu mươi ngoài, bố tôi mau nước mắt. Thỉnh thoảng là tròng mắt đỏ hoe. Mắt ông hay đỏ hoe khi các con về thăm rồi lại đi, còn lại căn nhà yên vắng với hai vợ chồng thui thủi.)

Bố tôi nói lên điều mà tôi đã biết:

– Cái đàn cháy trong nhà chú M.

Tôi vụt khỏi vòng tay của bố tôi. Tôi chạy ra đứng trước cửa nhà nhìn sông Bến Ngự. Tôi nghe có ngọn gió đi về. Chiều chủ nhật buồn lặng nghe gió đi về. Trên ngọn gió đi về, có chăng linh hồn chiếc phong cầm của bố tôi?

Từ đó, bạn đọc có thể đoán ra, bố tôi chẳng bao giờ kéo phong cầm nữa.

____

Bà vú nói, cách mạng thành công và Phật tử khỏi bị đàn áp. Tôi thôi không học trường Jeanne D’Arc nữa. Tôi đổi về trường Phú Vĩnh. Hình Ngô Tổng thống treo trên tường bị hạ xuống. Đem ra đập tan nát. Cách đó không bao lâu, lũ trẻ con chúng tôi vẫn còn hát, “Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống…”. Sau cách mạng, Ông ngoại tôi, một công chức dưới triều Ngô, nghỉ việc về hưu sớm.

Cách mạng thành công, nhưng tương lai công danh bố tôi chẳng sáng sủa gì hơn. Có sự vụ lệnh đổi bố tôi vào dạy ở Quảng Trị, chốn bom đạn chiến trường. Mặt bố tôi càng khó đăm đăm hơn. Mẹ tôi dạy Đồng Khánh. Bố tôi về Quảng Trị, tức là vợ một nơi, chồng một ngả.

Sáng sớm tinh sương, thành phố Huế như có sương mù. Bà ngoại tôi lặn lội về làng đem lên những đòn chả Huế. Bà ngoại tôi, Quế Hương, pháp danh Tịnh Tâm, là người phụ nữ làm chả Huế, chả tôm ngon nhất thế giới. Tôi vẫn nhớ hình ảnh bà xương xương, đội nón bài thơ, mặc áo dài vân nhung (phụ nữ Huế của thời đại tôi biết không bước ra khỏi nhà mà không mặc áo dài.) Trời tờ mờ sáng, bà đã hiện ra ở cửa nhà tôi, tay xách cái giỏ thật lớn, đựng không biết bao nhiêu là đòn chả. Mẹ tôi lặng lẽ gói từng đòn chả để bố tôi đem đi tặng đồng nghiệp mới ở Quảng Trị.

“Ở Quảng Trị cũng có học trò,” bố tôi nói. Bố tôi đó, con người của giáo khoa thư! Ông tỉnh táo, yên phận, “lành như Bụt” đối với người đời (chỉ khó khăn với người trong nhà mà thôi), ông vui vẻ mà đi Quảng Trị nhận công vụ, không phàn nàn than thở. Theo lời mẹ tôi kể, thì ông đi nhận việc rất đúng giờ. Ông đi cùng với những đòn chả Huế mẹ tôi gói rất cẩn thận đem cho đồng nghiệp. Ông còn đem phòng thêm nhiều đòn chả nữa để cho học trò mới, có đứa nào ngoan, học giỏi thì cho nó đòn chả lấy tình. 

Ôi tình nghĩa giáo khoa thư!

Lần này ông đi không có chiếc phong cầm.

(Mãi về sau khi khôn lớn, tôi mới biết người đã đem bố tôi ra khỏi Quảng Trị (để bố mẹ tôi được trùng phùng) là giáo sư Trần, thời gian ông làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục Đệ Nhị Cộng Hòa. Mẹ tôi nói gia đình tôi phải biết nhớ ơn bạn bè, đồng nghiệp cuả bố tôi, trong đó có bác Trần. (Nhớ ơn là “tiết mục” văn hóa giáo khoa thư! Chứ ở Mỹ, tôi không rõ trong số đồng nghiệp tôi, ai là kẻ nhớ ơn Goldman Sachs.).)

Từ đó, khi chiếc phong cầm đã chết, bố tôi đi Quảng Trị, thì tôi lại trở về làm đứa trẻ con quây quần bên ngoại, đứa trẻ con vắng bố.

Cuối năm 1963, con bé Hoài An lên sáu như già đi. Đầu óc non nớt đã lờ mờ hiểu thế nào là sự sụp đổ của một chế độ. Khi chế độ sụp đổ, có thể có súng ống, có lửa cháy, có tan cửa tan nhà, có người phải đi trốn chạy như chú M. đi trốn trong chùa, có ảnh, với hình, với tượng đá, với đồ treo bị đem ra đập bỏ, xé tan. Có những sự mất mát tận gốc rễ tâm hồn như cái chết của chiếc phong cầm sau ngày lửa cháy. Và tôi lờ mờ hiểu rằng, ở chế độ nào đi nữa, con người cũng có thể hại nhau…Trong rủi có may, trong may có rủi.  Như việc bố tôi phải từ giã gia đình đi Quảng Trị. 

Cái mà chúng ta phải xây dựng là một nơi chốn cho chúng ta cơ hội để đi tìm sự công bằng tương đối….

____

Mười hai năm sau, 1975, tất cả những điều mà tôi nhận thấy ngày lên sáu tôi vừa liệt kê cho độc giả trên đây đã xẩy ra, lập lại. Như  cộng nghiệp của một nơi chốn, một đám đông. Cái định mệnh của tôi. Một cá nhân nhỏ bé bị cuốn trôi vào dòng lịch sử.

Tôi hiểu thấu đáo. Hiểu nhiều quá đến nỗi mắt tôi ướt và tôi nhói ở tim. Chúng tôi, tất cả chúng ta, cũng như cái phong cầm. Trôi nổi theo bàn tay bố tôi rồi chôn thân ở nhà chú M. theo lửa cháy. Người Mỹ nói là, “be in the wrong place, at the wrong time.” Chiếc phong cầm nằm sai chỗ, ở sai lúc. Đôi khi tôi phân vân tự hỏi, nếu tôi không là người Việt sinh trưởng ở miền Nam, và nếu tôi không là một trong mấy trăm ngàn người Việt di tản đầu tiên đến Mỹ, thì định mệnh của tôi thế nào? Như chiếc phong cầm, tôi là kẻ sinh sai chỗ, ở sai nơi, hay là người may mắn, ở đúng chỗ, nằm đúng nơi?

Tất cả, trong vòng quay của lịch sử, chỉ là tương đối.

____

Khoảng một tháng trước ngày Saigon sụp đổ, chú M. chạy ở Huế vào, có ghé thăm bố mẹ tôi nhưng ông bà không có nhà. Chú cháu tôi nấu ăn với nhau rất vui vẻ. Có ngờ đó là lúc chia tay.

Sau khi sang Mỹ, bố tôi vẫn nhắc những người bạn cũ. Ông rất ân hận đã không gặp được chú M. trước khi di tản. Bao nhiêu năm ở Mỹ, thỉnh thoảng trong bữa ăn, bố tôi vẫn nhắc đến chú M. Ông không hề nhắc tới chiếc phong cầm.

Đến năm 1995 thì có tin chú M. qua Mỹ, sau khi đã đi tù cải tạo rồi lập lại cuộc đời. Chú ghé thăm bố mẹ tôi ở Texas, tôi không gặp vì tôi ở xa. Mẹ tôi bảo lúc nào chú cũng tự tin, yêu đời, ở hoàn cảnh nào cũng có thể thành công hết.

Khi viết những dòng này, tôi vẫn chưa gặp lại chú. Không biết chú có nhớ chuyện chiếc phong cầm của bố tôi?

Bây giờ, trong những tháng ngày về già, sắp từ giã nghề dạy học để về hưu, bố tôi có lẽ không có những người bạn văn nghệ như chú M. nữa.  Ông hay nhắc tới những người học trò cũ trường Trần Quý Cáp. Chắc đó là một khoảng đời đẹp trong nghề dạy học của bố tôi.

Trong những ngày đã rời Goldman Sachs, có lần tôi mang bố mẹ đi mua sắm. Gặp một thương gia chủ cửa hàng cũng là học trò cũ của bố tôi ở quận học chánh Houston. Vị thương gia tay bắt mặt mừng, bảo rằng khách thường thì lấy giá X, khách đặc biệt sẽ giảm giá tối đa, giá Z. Còn thầy học thì bớt 10 phần trăm, tức là giá Y, giá “ở giữa.” Vì bố tôi là thầy dạy, ông được hưởng giá giảm hạng vừa, hạng “ở giữa.”

Một lần khác nằm trên ghế dài, tôi thấy bố tôi ở trên lầu đi đọc cuốn sách của một nhà văn Việt Nam, ông P.X.Đ., sách viết về Hà Nội. Tôi nhắc đến tên ông. Mắt bố tôi sáng lên: “Anh ấy cũng đi tù cải tạo nhiều năm như chú M. đấỵ.” 

Tôi thắc mắc mãi về câu bố tôi nói, và ánh mắt sáng của ông. Tại sao mắt bố tôi không sáng lên khi gặp người thương gia Mỹ giàu sụ vì nghĩ đến thầy mà bớt giá 10 phần trăm? Tại sao ánh mắt ấy chỉ sáng lên khi nhắc tới tên một nhà văn Việt Nam? Chẳng lẽ bố tôi chỉ thương xót học trò người Việt đã phải sống qua thảm trạng Việt Nam? Cũng như tại sao bố tôi chán việc dạy học ở Mỹ, mà vẫn làm giáo sư gương mẫu, không bỏ lớp, không trễ nải bao giờ? Ông vẫn cắm cúi soạn bài, tô kẻ chữ làm bảng hiệu cho lũ học sinh non dại. Nói theo kiểu đùa của em gái tôi, bố tôi chăm chỉ vì sợ bị người Mỹ cười nếu ông trể nãi!  Sự việc không thể giản dị như thế. Tôi thắc mắc mà không nghĩ ra được câu trả lời, bên tai vẫn nghe văng vẳng tiếng phong cầm của bố tôi. 

Chao ơi! Tiếng phong cầm của bố tôi!

Tháng ba năm 1996, ông nội tôi mất. Cụ Tổng Nho cuả tỉnh Sơn Tây đã nằm xuống. Trước mặt con cháu, bố tôi khóc cha mà than mình không làm được gì cho đất nước.

Theo lời bố tôi, ông nội tôi đã làm đường gạch cho làng trong thời kỳ ông làm việc xã. Nhìn bố tôi đứng khóc cha, tôi rùng mình nghĩ đến một ngày nào đó, tôi cũng phải khóc cha mẹ như bố tôi đã khóc thương ông tôi. 

Tôi tự thôi thúc, giục giã, và biết mình phải làm gì ngay bây giờ.

Việc đầu tiên, tôi sẽ đi mua tặng bố tôi một chiếc phong cầm, cho dù ông không còn tha thiết với đàn, và bố con tôi không còn nói chuyện với nhau qua tiếng đàn như hồi tôi còn thơ ấụ.

Việc thứ nhì, tôi sẽ tìm mua cho được cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư, tiếng Việt. Tôi sẽ chậm rãi mà đọc. Tôi đã khước từ nghề giáọ. Để giờ phút này, tôi hiểu rõ và tự quay về với bản chất của mình. Tôi với bố tôi trong căn bản như nhạu. Dù muốn hay không, tôi vẫn là sản phẩm của quốc văn giáo khoa thự. Mà đã là quốc văn giáo khoa thư thì tôi không thể là Goldman Sachs.

Việc thứ ba, tôi ngồi xuống trước máy vi tính. Và tôi bắt đầu viết. Những ngón tay không còn cho phím trắng dương cầm sẽ gõ ra những con chữ:  Không xây được đường làng, tôi xin xây lòng nhân ái con người qua lời tôi viết. Tôi trí mọn tài hèn, nhưng muốn những lời tôi viết làm cho độc giả tôi ngậm ngùi đủ mà nhỏ nước mắt cho nhau. Khi có giọt nước mắt thật sự, là có lòng thương, mà có lòng thương là hết khoảng cách. Khi tôi cầm bút mà nhỏ nước mắt, giữa tôi với độc giả sẽ không cón khoảng cách.


Tôi viết, vì tôi mãi mãi nhung nhớ, và muốn giữ mãi trong lòng, vẻ đẹp và vẻ sáng, từ chiếc phong cầm của bố tôi.

###

POSTCRIPT (lời chú của người viết hồi ký): 

Có lần được đồng bào tôi mời diễn thuyết ở bên Úc ̣thập niên 1990), tôi bày tỏ rằng thế hệ di dân của tôi giống như những con người cá, nửa người nửa cá. Nghĩ lại, tôi thấy mình rởm ơi là rởm. Chẳng có vật thể nào gọi là người cá. Đó là sự tưởng tượng của những người thủy thủ lênh đênh trên biển cả. Khi mất đầu cá, mọc lên đầu người là có sự mất mát. Khi đôi chân người biến mất đổi dạng thành đuôi cá là có sự mất mát. Phải có sự mất mát, mới nảy mầm cái mới, cho dù cái mới đôi khi chẳng giống ai. Ông tôi nằm xuống, đó là sự mất mát phải có, và thế hệ sau của chúng tôi lớn lên.

Và tôi cũng xin các diễn giả đừng đãi bôi về cái gọi là khoảng cách thế hệ. Người Việt già và người Việt trẻ cách biệt nhau. Rồi đổ vào khoảng cách thế hệ.  Khi tôi thương yêu bố mẹ, thì chẳng có vấn đề khoảng cách thế hệ.

Cho nên tôi viết về chiếc phong cầm của bố tôi. Một vật vô tri bị lôi cuốn vào dòng lịch sử. Sau ba mươi tư năm tôi hiểu được phần nào cuộc đời bố tôi, và vì mẹ tôi theo ông như một cái bóng, cho nên khi ông mất mát thì mẹ tôi chịu đựng.

Tuy nhiên, tôi cần thanh minh với độc giả. Những lời tôi kể đây không phải là lời viết về bố tôi. Vì bố tôi chỉ là một con người, có cái yếu, có cái mạnh, một người đàn ông đào tạo bởi văn hóa và thời đại của mình, với tất cả nghi hoặc, đam mê, sâu xé của một kiếp người, như ông đã viết về con lừa kéo gỗ, về cuộc đập phá khi nghệ sĩ và môi trường cấu xé lẫn nhau. Nếu tôi viết về bố tôi, tôi phải viết về một con người, với đủ bề mặt tốt xấu của người đó.  Người con không thể làm việc phân tích hay phân trần này về cha cuả mình.

Tôi cũng không muốn như Maxine Hong Kingston, khi viết xong cuốn tiểu thuyết là gia đình và cộng đồng từ bỏ. Cái giá của sự thật khi cầm bút có lúc nặng hơn cái chết. Và đi tìm sự thật là một trọng trách khó khăn hơn đi làm lịch sử. (Cái đau khổ của nhân loại trước Thượng đế là đôi khi kẻ vụ lợi, xu thời, đồ tể, buôn thịt, bán xương, đều có thể làm thành lịch sử).

Tôi không có khả năng hay tham vọng bưng vác trọng trách đi tìm sự thật bằng ngòi viết hay viết nên lịch sử. Tôi chỉ xin viết về một vật thể vô tri, tượng trưng cho cái đẹp, nếu không có bàn tay nghệ sĩ, chỉ nằm yên như một đồ vật trang sức. Nhưng khi lửa cháy ngùn ngụt, thì vật vô tri cũng quay cuồng theo định mệnh như con người. Để giết một tổng thống, chiếc phong cầm vô tên tuổi, vô tội vạ, phi chính trị của bố tôi cũng bị giết theo, chỉ vì nó nằm không đúng chỗ. 

Tôi chỉ xin viết về cách tôi nhìn vật thể đó, qua tình thương yêu cuả bố con t̀ôi.

Tôi viết cho ai, hay viết cho mình, điều đó không quan hệ. Điều ao ước độc nhất của tôi là ngòi bút của mình luôn luôn đi theo vẻ đẹp và vẻ sáng trong cuộc đời ảm đạm của kiếp lưu đày. Cái trắng trợn văng tục của realism, tôi xin nhường cho những người viết văn tục tĩu và dữ tợn. Sự tàn bạo của họ làm tôi kinh ngạc và kinh sợ. Trên cuộc hành trình văn chương họ đi từ điểm A tới điểm B bằng ngôn ngữ rổn rảng cay độc, bằng sự phá sản tâm linh, và. đối vói những kẻ viết khơi khơi vào tình dục chỉ để mà viết cho có tiếng vang, họ dùng ngay thân xác phụ nữ như một công cụ câu khách hoặc để làm dáng như thể mình đang làm cách mạng cho nữ quyền, một cuộc cách mạng mà phụ nữ Tây Phương đã làm trước, đã làm cũ, đã làm trâng tráo, và đã làm thất bại và thoái hoá!

Thật tình tôi không có tham vọng đi từ điểm A tới điểm B theo đường lối ấy, qua trò chơi kiểu cách văn chương. Đồng thời tôi không tin tâm linh có thể phá sản, ngay cả trong ngục tù, cuồng tín, và đói rách. Vì tôi là kẻ hay mơ, tôi tin rằng cái đẹp và vẻ sáng sẽ thay Thượng đế bảo vệ con người. Và tôi cũng không muốn đi đến một nơi chốn nào bằng cái vòng xe đặt trên điển hình xác thân mục rưả, hay đem cái nhục nhã, hèn mạt của phận người ra làm dụng cụ văn chương.

Tôi viết, vì tôi muốn đi tìm lại cho chính tôi (và cho bố mẹ tôi, những nhà giáo tị nạn dạy văn chương) hình ảnh Chim Hót Trong Lồng, Những Vì Sao Của Diệu, Mối Tình Chân, Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều, Con Sáo Của Em Tôi, vân vân. Những cái đẹp đã mất của một thời đã qua và sẽ chìm vào quên lãng.

Tôi viết vì sau khi đã đi nửa cuộc đời, tôi cảm thấy mình không phải là Goldman Sachs. 

Tôi cũng chẳng có vinh dự hay bất hạnh mang gông cùm cuả Karl Marx, Engels, hay bất cứ triết gia nào. Tôi chỉ biết mình là một chút gì sót lại của linh hồn văn hóa giáo khoa thư. Tôi sinh ra là Trần Thị Như Hội An, đổi thành Trần Thị Như Hoài An vì bà mẹ nhân từ nhưng hơi mê tín của tôi không muốn con gái mang vào người gánh nặng nào cả vì cái tên có dấu nặng.  Tôi con gái đầu lòng nhà giáo Trần Quốc Ngữ, và cháu nội cụ Tổng Làng Bún Trần Quốc Nho. Tôi là một người đàn bà vì định mệnh mà nói tiếng Việt tự nhiên phải chen chút tiếng Tây Parisien, thêm tiếng Mỹ vùng MidWest (như độc giả đã thấy ở đây), đứa con gái nhậy cảm của một nhà giáo vô danh gốc gác từ lúa gạo đồng bằng Việt Bắc, đã từng là chủ nhân một chiếc phong cầm xấu số cũng vô danh nốt.

Như tôi đã nói, và nhắc lại cho chính mình, cho tuổi thơ, cho bố tôi, và cho những mảnh linh hồn tình nghĩa giáo khoa thư còn sót lại cuả một thời đã qua:  Tôi viết, vì tôi mãi mãi nhung nhớ, và muốn giữ mãi trong lòng, vẻ đẹp và vẻ sáng, từ chiếc phong cầm của bố tôi.

Người viết hồi ký:  
Trần Thị Như Hoài An
1996

----

Dương Như Nguyện copyright 1995, 1997, 2019
English version, a novella: My Father's Accordion -- Memoir of a Vietnamese Daughter

Ghi chú:

(*) Goldman Sachs là tên một cơ quan kinh tài thị trường chứng khoán lớn ở Mỹ.

(**) Trích từ bàì hát "  "Biết Đâu Nguồn Cội" cuả nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: 


Tôi vui chơi giữa đời (ối a) biết đâu nguồn cội
Cây trưa thu bóng dài, và tôi thu bóng tôi
Tôi vui chơi giữa đời (ối a) biết đâu nguồn cội
Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời. 

(**́*) Trích từ bài nhận định tranh trừu tượng cuả Đinh Cường, cuả Giáo Sư Dương Đức Nhự (1934-2019) đăng trong một tập san văn học miề̉n nam Việ̉t Nam, thập niên 1960, đăng lại trong tuyển tập "Dích Việt Anh" cuả soạn giả Dương Đức Nhự, sách giáo khoa cho sinh viên Đại Học Văn Khoa Saigon, trước 1975.

(****) "Đỗ Xâm Hường" là món cờ bạc dành vào dịp Tết cho các gia đình trung lưu xứ Huế, dùng những thẻ làm bằng ngà voi có tô các điểm son hoặc chữ Hán viết bằng mực Tàu màu đỏ ̣(ý nghiã cuả chữ Hường, tượng trưng cho sự may mắn ngày xuân). 

(*****) Trích từ thơ Alphonse de Lamartine ̣(1790-1869):  "Milly ou la terre natale": 

Chaumière où du foyer étincelait la flamme,
Toit que le pèlerin aimait à voir fumer,
Objets inanimés, avez-vous donc une âme
Qui s'attache à notre âme et la force d'aimer ?...


Dương Như Nguyện copyright 1995, 1997, 2019
bản tiếng Anh:  A novella:  "My Father's Accordion, Memoir of a Vietnamese Daughter" 

dedicated to the soul of my father, Dr. Dương Đức  Nhự