VH Tiếng Nói Văn Học Việt Houston VH

VVH Tiếng Nói Văn-Học Việt-Houston (Viet Voice From Houston). Xin gửi bài vở về địa chỉ wendynicolennduong@post.harvard.edu. Contributing articles and commentaries should be submitted to wendynicolennduong@post.harvard.edu.

COPYRIGHT NOTICE AND DISCLAIMER

Về vấn đề bản quyền (copyright) cho tác giả Việt Nam của các bài viết được đăng tải ở đây: Chúng tôi nhận được những bài viết này từ độc giả hoặc từ các môi trường truyền thông của các nhóm người Việt, vì tác phẩm đã được phổ biến ở một môi trường công cộng nào đó. Chúng tôi mạn phép đăng tải theo lời giới thiệu của độc giả, dưới thẩm quyền "fair use exception" của luật trước tác bản quyền, vì làm việc cho mục đích giáo dục quần chúng, không vụ lợi. Nếu độc giả nào biết tác giả, xin cho chúng tôi biết để gửi lời chính thức xin phép, hoặc nếu tác giả không bằng lòng, xin cho chúng tôi biết ngay để chúng tôi lấy bài xuống theo ý của tác giả.

disclaimer re content

Quan điểm của tác giả hay độc giả trình bày ở đây không phải là quan điểm của người hay nhóm chủ trương VVFH, và vì thế chúng tôi không chịu trách nhiệm về những quan điểm hay dữ kiện đưa ra bởi tác giả hay độc giả. The views and supporting facts expressed by the authors or commenters published here are not necessarily those expressed or endorsed by VVFH or its editors. Accordingly, VVFH disclaims liability with respect to such content.

MỤC ĐÍCH:

Lời nhắn với học trò Việt Nam của giáo sư WENDI NICOLE Dương, cựu học giả FULBRIGHT Hoa Kỳ và cựu giáo sư luật đại học Denver:


Cô thành lập tập san này là đề cố gắng giữ lại những cái đẹp trong văn hóa cội nguồn của Việt Nam, đã giúp chúng ta đứng vững trên hai ngàn năm, dựa trên những giá trị đặc thù của người Việt nhưng đồng thời cũng là giá trị tổng quát của nhân loại. Hy vọng TIENG NOI VAN HOC VIET-HOUSTON, gọi tắt là VH, hay VVFH (Viet Voice from Houston) sẽ đến với người Việt trên toàn thế giới, qua độc giả thích văn chương văn học trong cả hai ngôn ngữ Việt-Anh, từ bàn tay và ánh mắt của một số it học trò Việt đang sinh sống ở Mỹ hoặc ở Việt Nam, của chính cô, cũng như của thế hệ đi trước biểu tượng là cha mẹ cô, những giáo sư ngôn ngữ.


Wendi Nicole Duong (Nhu-Nguyen) tháng tư April 2015

TRIO OF WATER LILIES

TRIO OF WATER LILIES
TRIO OF WATER LILIES enamel, markers, pen and pencil on paper. artwork by Wendi Nicole Duong copyright 2013: in all three regions of Vietnam, one can always find Hoa Sung, water lilies!

Tuesday, August 29, 2017

REFUGE OF ART: TỪ NGUYỄN DU ĐẾN VLADIMIR NABOKOV VÀ V/D ẨN NÁU VÀO NGHỆ THUẬT

bilingual poetry ̃ artwork by Ng.Uyên, water color on paper 11 x 17 


Sự ẩn náu vào nghệ thuật:  từ Nguyễn Du cuả thế kỷ 18  đến nhà văn Nga Vladimir Nabokov cuả thế kỷ 20
Trong cuốn tiểu thuyết nhỏ nói về thuyền nhân, Postcards from Nam, tôi nhắc đến cụm từ “refuge of art” (ẩn náu trong nghệ thuật) mà nhà văn Nga Vlaimir Nabokov đã dùng trong tiểu thuyết Lolita được Hollywood phó̃ng tác thành film.  
Một độc giả đã viết rằng:  
“Nghệ thuật không thể chỉ là nơi trú ẩn lánh đời tiêu cực của một cá nhân. Sáng tạo của nghệ thuật luôn luôn là một dâng hiến cho tương lai.” 
Refuge of art đã có mặt trong văn chương VN chưa?  Tôi nghĩ rằng sẽ có những độc giả VN đồng ý với tôi rằng:  Thế kỷ 18 có trường hợp:  Nguyễn Du = Truyen Kieu = Thuy Kieu. 
Đó là một thí dụ cuả trí thức VN ẩn mình trong nghệ thuật̉.   Nguyễn Du ẩn náu vào Truyện Kiều cuả Thanh Tâm Tài Nhân, và trú thân vào nhân vật Thuý Kiều, một tài nữ.
Cụ̣m từ “refuge of art” khá thông dụng trong văn chương và đời sống văn hóa Pháp. Việc Nabokov dùng cụm từ này không có gì lạ, vì Paris là đất dung thân của rất nhiều trí thức Nga tỵ nạn cộng sản, và văn hóa Pháp cũng có dấu chân rất đậm trên xã hội và văn chương Nga. Nabokov có dùng ý nghĩa thông thường của cụm từ này trong văn hóa Pháp hay không là chuyện khác. Không có lý do gì bắt buộc người diễn đạt phải hiểu cụm từ này theo văn hóa Pháp.
Tuy nhiên trong việc trích dẫn của tôi, có một sự khác biệt rất lớn: ‘Refuge of art” theo Nabokov, và Lolita, chỉ là nhân chứng của một tình yêu đam mê đầy sức công phá của một nhà trí thức Âu Châu đã gạt bỏ khía cạnh đạo đức của xã hội để đi theo một tình yêu mù loà không giải thích được, một tình yêu có thể đem hại đến cho mình và cho người: tình yêu phi đạo đức.
Khi trích dẫn "refuge of art"  để dùng cho hai nhân vật ngây thơ của tôi, Mimi và Nam, tôi muốn tạo dựng lên một môi trường khác cho sự trú ẩn vào nghệ thuật: sự thăng hoa trong kiếp người đau đớn ở hoàn cảnh bần cùng. Ở đó, Mimi đã và luôn luôn đi tới, trên con đường đi tìm Nam, con đường nàng đi tìm cái đẹp tập thể…
Cái đẹp tập thể đây phải tạo dựng trong một môi trường tranh tối tranh sáng, không còn  ý niệm đạo đức bất tử hay nhất quán, vì sự bần cùng của kiếp người trong môi trường đảo điên đã làm sụp đổ tất cả Ý NIỆM ĐẠO ĐỨC…

Theo một độc giả khác, tôi đã tạo dựng một chương nói về hoàn cảnh tranh tối tranh sáng trên con đường đi tìm Nam của Mimi – cái mà tôi gọi là câu chuyện Rashomon của Việt Nam, khi mà sự thật trở thành mù mờ, và đạo đức bị lật đổ. Nhưng nếu cái đẹp cuả nghệ thuật vẫn còn được Mimi theo đuổi, thì ý niệm đạo đức vẫn còn đó: chân thiện mỹ, bất tử, vượt thời gian và không gian. Điểm này làm cụm từ “refuge of art” trong ngữ cảnh (contextual meaning) của Nam và Mimi có khái niệm đạo đức rõ ràng. Do đó, cụm từ cuả tôi, dù rằng lấy từ tiểu thuyết Lolita, khác hẳn cái “phi đạo đức” tiêu cực của tác giả Lolita, cây bút tài hoa Nabokov.
Toi muốn nói lên hy vọng của mình — cái còn lại của cái đã mất – cái đẹp tập thể của cả một dân tộc, sau khi tất cả những xấu xa đã tự nó dẫy chết …Trên con đường đi tìm cái đẹp tập thể ấy, Nam và Mimi đã kết hợp và kết tụ – để ẩn náu vào nghệ thuật sáng tạo sống động và tích cực, trong đó một mình Mimi sẽ tạo dựng lại cái đẹp cuối cùng, vì nàng đã có Nam làm tượng trưng cho nguồn cội và văn hóa dân tộc – cái đẹp của hy vọng không thể dập tắt được, hy vọng vào sự trường tồn, và đạo đức tập thể mà Nabokov không màng tới.

Nabokov l̀à một nhà văn di dân đến từ Nga, và tôi là phụ nữ đến từ VN.
___
Tôi nêu thêm ở đây một vài điểm về tiểu sử rất đặc biệt của Nabokov – một cây bút viết bằng ba thứ tiếng: tiếng mẹ đẻ (Nga), tiếng Pháp (ngôn ngữ thứ hai), và tiếng Anh (ngôn ngữ thứ ba). Nabokov không có một giải thưởng gì trong thế giới văn chương (sau này Lolitađược tuyển chọn làm một trong những tiểu thuyết hay nhất của thế kỷ).

 Vị trí người vợ của ông trong tác phẩm do ông để lại từ trước đến giờ vẫn mù mờ, khó hiểu. 

Nabokov đã xuất bản một “novella” là tiền thân của Lolita, vẫn trong chiều hướng “phi đạo đức,” và đầy rẫy tính chất tâm lý hoc, rất tỉ mỉ. 

Nabokov không hành nghề văn chương toàn thời gian. Ông là một giáo sư đại học nghiên cứu một bộ môn cũng rất tỉ mỷ đầy khoa học tính, và không dính dáng trực tiếp gì đến văn chương.
Tôi thích Nabokov ở những điểm này. Đồng thời tôi vẫn luôn băn khoăn về tính chất phi đạo đức của văn chương Nabokov, trong đó nghệ thuật vừa là phương tiện vừa là cứu cánh. Cứu cánh đó có thể trở thành vô nghĩa trong đời sống nhân sinh. 

Đạo Phật của nhân vật Mimi – hình ảnh con người bơi lội trong bể khổ – nói lên sự vô nghĩa nào đó của kiếp người. Nhưng trong bể khổ đó, đối với tôi, nghệ thuật không thể nào “phi đạo đức” như hành trang của Nabokov.
Tôi ngậm ngùi cho chính mình: một số ít tác phẩm của tôi do chính tôi viết lại bằng tiếng Việt có rất ít người đọc hay nhắc tới trong cộng đồng Việt Nam (hai vở kịch song ngữ, “Khi Tư Tưởng và Hình Hài Tái Nhập” (When Body and Thought Reunite) và “Những Gì Đã Xẩy Ra Cho Như Nguyện?” (What Has Happened to May All Your Wishes Come True? ) (Như Nguyện đây là tên nhận vật, không phải là tôi). Đã có hai nhóm, một Việt, một Mỹ, ngỏ ý muốn dựng hai vở kịch này mà tôi thấy đều không thể được.  
Những tác phẩm ít người đọc này phảng phất nỗi ưu tư cuả tôi về giá trị đạo đức trường cửu trong việc đi tìm cái đẹp và sáng tạo mà triết học không trả lời, ở bối cảnh di dân hoặc dựa trên tâm trạng của những người sống ngoài khuôn thước xã hội (thí dụ con ma rút ruột trong kịch bản Body and Thought).
Khi tôi muốn viết toàn thời gian (full-time), tôi có bên mình cuốn sách rất ít người đọc của Nabokov nói về một giáo sư người Nga ở Mỹ (không phải cuốn Lolita), giọng hát bất tử của Maria Callas (bài Casta Diva), và tình yêu tuyệt đẹp của Nam dành cho Mimi ̣(hai nhân vật cuả tôi) – những đóa hoa tulips của phương Tây vẽ thô sơ trên bưu thiếp, những cánh hoa Tây đã hướng về Đông, nở rộ trên những làn sóng biển cuồng nộ đã chôn thây không biết bao nhiêu đồng bào bất hạnh của tôi, trong đó có cả những người đàn bà đã góp phần vào việc đem phím dương cầm, đem giọng hát soprano, và một chút chữ nghĩa vào tri thức đơn độc của tôi (chữ tôi dùng đây là tri thức, chứ không phải là trí thức.) Tôi muốn nói đến hai cô giáo cũ của tôi ở Trưng Vương…một người dạy toán, và một người dạy nhạc. 

Dương Như Nguyện, 2010

No comments:

Post a Comment