̣(Kính dâng cha mẹ và ông bà, nhưng đau đớn thay, ông bà đã mất, và cha mẹ không còn đọc)
A. Nh̀in lại bài viết của DNN năm 2004 về việc phẩm định thi ca tiếng Việt trong lòng nước Mỹ:
----Bài viết ấy không phải là sản phẩm “uyên bác” nhất trên đường đi của một học giả. Thể theo yêu cầu ở thờì điểm đó, bài viết nhằm khuyến khích vài bạn cựu nữ sinh TV có khả năng ngôn ngữ tiếng Việt không nên chỉ ngồi đó làm thơ rồi “xuất bản sách” kiểu VN mình (self-publish) vì những hiện tượng đó rất ngắn hạn, thoả mãn nhu cầu cá nhân và sẽ dãy chết. Trái lại từ tuổi 40, 50 trở đi, nên nghĩ đến chuyện đào tạo “legacy” để lại cho con cháu ngày mai những gì mình đã đem vào lòng nước Mỹ (hay bất cứ nước nào trên thế giới – the meaning of Diaspora).
--Legacy có nghĩa là gì? Chủ đích bài viết (mười mấy năm trước) đưa ra 2 mô hình có thể làm sống lại căn bản văn chương và nghệ thuật trình diễn cho văn hoá tiếng Việt ở Mỹ (một nền văn hoá không dùng tiếng Anh, tất cà khoảng 2000 năm (hoặc 4000 năm theo người Việt, unwritten history: Viet mythology). Vì thế, tác giả viết cho thế hệ thứ nhất.
---Legacy của một cá nhân có thể không thực hiện được, nhưng “legacy” của tập thể có thể thực hiện được, nếu không hôm nay thì sẻ̃ ngày mai. Nhưng nếu không làm “cá nhân” qua hình thức chữ viết sẽ không bao giờ có legacy “tập thể.”
B. CHỦ ĐÍCH CUẢ BÀI VIẾT DNN NĂM 2004:
Muốn như thế, các bậc cha mẹ phải khuyến khích th́ế hệ kế tiếp theo đùổi 2 mô hình:
1) MÔ HÌNH THỨ NHẤT: Dựng nền tảng cho việc đánh giá trị thi văn đứng ngoài tiếng Mỹ (English) trong thế giới hàn lâm cuả Mỹ: công nhận một chỗ đứng; và phải có tiếng nói thức tỉnh trong hàn lâm về việc định giá văn chương không viết bằng tiếng Mỹ. Rất tiếc vì tôi đã phải đi vào hàn lâm qua ngưỡng cửa ngành luật thành ra tôi không (hay chưa) thực hiện được điều này (sự thức tỉnh trong hàn lâm về việc đánh giá văn chương không viết bằng tiếng Mỹ). Và đây cũng là lý do tôi chú trọng đến v/đ dịch thuật chính xác nhưng phọ́ng khoáng, và v/d phục hồi tiếng Việt trước 1975 (lý do: theo căn bản ngôn ngữ học linguistics/semantics cuả bố tôi truyền lại, mà tôi cũng có học qua, thì tiếng Việt trước 75, trước 54, là tiếng Việt đúng với căn bản văn tự trong ngưồn gốc cuả văn tự̀: chữ quốc ngữ chì̃ là hình thức viết ̣(form); còn ngôn ngữ (substance) chính là ngưồn gốc và ý nghĩa của văn tự truyền lại từ cha ông. Tuy nhiên, dùng và nói sai hoài thì sai thành đúng. Lấy thị́ dụ: có những sinh viên luật cuả tôi đến từ Trung Quốc cho biết Chủ Tịch Mao và các đồng chí cuả ông thay đổi văn tự Trung Hoa sáng tối như...điên, đến nỗi chính người Tàu không còn biết nguồn gốc văn tự cuả chính mình. Đó là một cách cai trị điều khiển con người, sai đúng cuả chữ nghiã thay đổi theo...chính sách dài ngắn tuỳ...mạng mỡ; khi bên Tàu thay đổi vì ông Mao và thuộc hạ cuả ông, thì chữ Hán Việt chúng ta cũng thay đổi theo hay sao?). Một thí dụ khác: tiếng Latin không còn được dùng, nhưng nguồn gốc tiếng Latin trong tiếng Anh, Pháp, etc. chẳng bao giờ thay đổi cả, và khuôn viên đại học Harvard ngày tốt nghiệp diễn văn vẫn đọc bằng tiếng Latin. Nguồn gốc cuả văn tự vì thế không thay đổi trừ phi con người muốn xoá hết nguồn gốc văn tự để chôn vùi hay đảo lộn luôn lịch sử cuả chính miǹh.
2) MÔ HÌNH THỨ HAI: Phải hiểu thế nào là performing arts ở văn hóa Âu Mỹ, nói chung là Tây Phương, trước khi 'bắt chước' họ. Cái gì trong performing arts của Tây Phương hy vọng sẽ sống còn (và ăn khách) trong thế giới digital ngày hôm nay? Tôi cho rằng người Việt sẽ phải quay lại với t́inh chất "bi hùng tráng" -- epic – yếu tố đã nằm ngay trong lịch sử thi văn nhân loại từ thời Hy Lạp cho đến bây giờ (nhắc đến trong bài viết năm 2004 - cho nên trong thế giới hàn lâm của “kịch” và “văn” Tây Phương có những từ ngữ như “tragic hero” “anti-hero” “protagonist” “antagonist” etc: h̀inh ảnh 'anh h̀ùng.'.
--Hai mô hình chưa được ‘concretized’ đủ trong bài viết năm 2004 v̀́̀i ít ai trong số người đọc có thể đi hết tất cả 7 ngành nghệ thuật cộng thêm văn chương, hội tụ thành một. Định nghĩa 7 bộ môn nghệ thuật thay đồi theo lịch sử nhân loại (trước kia toán học và thiên văn học cũng là bộ môn nghệ thuật). Hiện nay, tạm cho là: thi, ca, vũ, nhạc, kịch, vẽ/điêu khắc, và phim ảnh ̣-- "ca" có thể đi với nhạc hoạc đi với thơ. Theo định nghĩa này, văn chương đứng ngoài 7 bộ môn, trở thành một bộ môn độc nhất, tự nó một mình một chỗ, vì liên đới trực tiếp đến cơ cấu tư tưởng, xã hội và truyền thông, đi vào 7 bộ môn nghệ thuật qua con đường thi ca kịch và truyện phim, cộng thêm bộ môn phê bình nghệ thuật.
--Bài viết chỉ là một sự gợi ý cho những ai có nghĩ đến và tuỳ họ làm nên mô hình do chính họ nghĩ ra.
--Bài viết chọn “thi ca” (poetry), một chu vi hạn hẹp, là địa hạt sẽ dãy chết đầu tiên vì lý do ngôn ngữ khi thế hệ nói tiếng Việt đã nằm xuống. Nhưng kịch thơ chính là căn bản mà VN có chung với nước Anh -- Shakespeare -- và ngâm thơ trong kị́ch là hát, tức là có chung căn bản với nghệ thuật opera của Ý và Đức -- đa số các câu ca trong sân khấu caỉ lương hay chèo cuả VN chính là thơ. Bài viết dùng sự “dãy chết” của kịch thơ VN làm thí dụ và khuyến khích việc làm “legacy” của thi s̃i: dựng lại kịch thơ để mai sau con cháu biến nó thành đại nhạc kịch, nhưng phải có một khuôn khổ và hình thức khác, kịch thơ không còn ch̉i là kịch hay thơ nữa, mới có thể đưa văn hoá Việt vào lòng nước Mỹ qua hình thức đó. Vơi kịch thơ phổ nhạc, chúng ta sẽ có thi-ca-vũ-nhạc-kịch bi hùng tráng, lấy ngay từ chất liệu lích sử và giai thoại truyền kỳ ngoạn mục cuả VN -- tên chữ là Truyền Kỳ Mạn Lục trong văn chương bác học cổ điển cuả VN.
--Trên sân khấu đại nhạc kịch, v/d ngôn ngữ không còn là trở ngại, vì sân khấu opera hát tiếng Ý, tiếng Đức, vẫn được thưởng ngoạn; nếu cần, con cháu viết lại bằng tiếng Anh, hoăc được dịch ngay trên "screen" cuả sân khấu, được tóm tắt trong chương trình. Và hơn thế nưã, âm nhạc, diễn xuát và ca muá sẽ chuyên chở nghệ thuật hơn cả ngôn ngữ.
--Nếu văn hoá VN hoàn toàn tuỳ thuộc vào thế hệ đầu tiên và tiếng Việt, thì cội nguồn cua Diaspora sẽ dãy chết ngay ngày hôm nay với sự ra đi cuả các thế hệ đi trước còn nói được tiếng Việt. Có phải thế không? Xin quý vị nghĩ lại: ngay giờ phút này, cộng đồng nói tiếng Việt ỏ̉ Âu Mỹ gồm có những ai, con số khoảng bao nhiêu, đến từ đâu, và họ nói tiếng Việt như thế nào?
B. V/d hoài cổ và phục hưng:
Quay lại bài viết của tôi hơn một thập niên trước:
Hiện giờ người đọc VN không mường tượng thấy hai mô hình trong bài viết, vì còn mãi chăm chú đến khía cạnh 1) uyên bác hàn lâm; 2) ý nghĩa hẹp của chữ “hoài cổ” (nhớ đến Bà Huyện Thanh Quan).
Chữ “hoài cổ” của bà HTQ thật ra chỉ là một phần của việc hồi tưởng làm sống lại tính chất “bi hùng trạ́ng” cuả nghệ thuật sáng tạo, vẫn còn mãi mãi ở đó. Tính chất bi hùng tráng (larger than life) là căn bản cho sự sống của sân khấu opera (ngày nay thế kỷ 21 cũng đã bắt đầu coi opera là... không còn hợp thời; Maria Callas, người nghệ sĩ opera lớn nhất của thế kỷ 20 đã công nhận opera cần cập nhật hóa). Các film, truyện ăn khách của Mỹ dành cho giới thâ.t trẻ vẫn đi theo bi hùng tráng qua ngưỡng cửa digital và khoa học giả tưởng, nói về sự "diệt chủng" cuả nhân loại, ̣hoặc quay về với huyền thoại (the Hunger Games, Harry Potter, etc.).
Thật ra khi nói đến văn hoá nghệ thuật thật sự, thì không còn phân biệt cái cũ cái mới. Nếu phân biệt thì sẽ không còn tình trạng và nhu cầu “renaissance” (phục hưng). Nghệ thuật nằm trong không gian, nơi chốn “vĩ đại” cuả nhân loại, nhưng đồng thời cũng nằm trong những gì rất thô sơ, một tiếng sáo trên đồng cỏ chẳng hạn.
Nếu từng cá nhân không làm, nghĩ đến legacy của mình, thì sự có mặt của cốt lõi văn hoá VN trên trường thế giới sẽ không là sản phẩm của Diaspora, mà sẽ là sản phẩm của nước VN ngày nay, hay sản phẩm cuả nhu cầu thương mại nước Mỹ, cho đến khi nào có một sự thay đổi trường kỳ ở nước VN để tất cả c̀ùng dựng lại một “resaissance” như đã xẩy ra ở Europe khoảng thế kỷ 15...
Công cuộc “renaissance” có thề bắt đầu từ bây giờ, từng cá nhân, trước khi chúng ta nằm xuống. Những gì không thực hiện được thì để lại bằng hình thức legacy cho người khác ngày mai. Nếu không “think big” thì chúng ta sẽ muôn đời “small” (nhược tiểu). Nếu không dream, chúng ta sẽ không escape được reality. Nếu không escape được reality thì chúng ta sẽ không bao giờ trốn thoát được những “trại tập trung” muôn thu xiềng xích chúng ta một cách vô hình, qua tư tưởng, tâm linh, và tâm lý.
C. Nhu cầu cho bước đầu tiên: vượt qua những trở ngại
Để theo đuổi hai mô hình này, trước tiên phải làm gì?
Phải thanh lọc những thói hư tật xấu trong môi trường "văn học nghệ thuật" nói tiếng Việt, và nâng cao, đặt lại tiêu chuẩn thưởng ngoạn, để văn ḥ̣̣ọc nghệ thuật dùng tiếng Việt sẽ đi theo tiêu chuản chung cuả thế giới bên ngoài cộng đồng thiểu số. Nếu không can đảm đứng lên chỉ điểm những sự hư xấu tàn tạ, thì sẽ không bao giờ có thể thanh lọc để chọn lựa những cái gì tồn tại của cái gì sẽ dãy chết và bỏ mất (Đó là định nghĩa của “văn hoá” lấy từ một văn nhân Tây Phương). Vì thế tôi cám ơn quí vị nào có lòng rất can đảm nói lên sự thật vì tình trạng “trì trệ” của văn hoá “hát nhép” văn hoá mạ lỵ phỉ báng, văn hoá tôn lẫn nhau thành “diva/divo” (đi ra/đi dô), etc., đang cai trị đơì sống tinh thần cuả người Việt.
Trở ngại bây giờ không phải chỉ là sự “trì trệ” trong tinh thần, thái độ, mà còn là sự chia cách văn hoá vô cùng lớn rộng giữa “the unseen Diaspora,” Little Saigon, và người làm văn nghệ bên VN bây giờ ...
Trở ngại nằm luôn ở việc cộng đồng nói tiếng Việt ở Âu Mỹ đã và đang thay đổi tính chất và sự tổng hợp của nó.
Trở ngại còn là sự tiến-hay-thoái của thế giới (văn hoá I-phone, I-pad, FB livestream, click click click, nhìn mà không đọc, làm mà không nghĩ, digital digital digital, photoshop để đi vào mỹ thuật, rồi còn Trump/Putin anti-this, anti-that, etc. etc.)
Nhỡng trở̉ ngại kể trên gây ra khó khăn đầu tiên trong việc theo đuổi mô hình: thế nào là văn hoá, nghệ thuật, trong khi lòng mỗi người mỗi khác? Mỗi tập thể mỗi khác? trình độ khác, kinh nghiệm khạ́c?
Muốn vượt qua những trở ngại này, cần phải thay đổi cách nhìn bộ môn sáng tạo và nghệ thuật trình diễn:
--không phân biệt giữa art và entertainment. Trong entertainment cũng cần phải có art. Và trong art phải có tính chất entertainment để thu hút khán giả. Không thu hút thì làm sao thay đổi?
Cần phải phân biệt thật và giả, khi nào thô sơ chấp nhận được, khi nào cầu kỳ chính là thoái hoá?
Tôi đã post một setting/một chorus nổi tiếng nhất của vở opera Nabucco (Verdi) nói về lích sử tha hương cuả người Do Thái, được dựng lại bởi “The Met” -- rường cột cuả nghệ thuật opera ở Mỹ, nhằm đưa ra một thí dụ, tương phản với cái gì đã được “produced” bằng tiếng Việt, cho người Việt.
Tôi cũng đã post thêm một thí dụ nữa, kết tạo mỹ thuật Gustave Klimtz với âm nhạc Beethoven, với sự có mặt của conductor và ca sĩ Á Châu (South Korea). Video này là khía cạnh kết hợp các bộ môn nghệ thuật qua ngưỡng cửa “stage,” vẽ, và âm nhạc.
Xin lỗi đã phải chọn classical music, nhưng không có nghĩa “epic bi hùng tráng” – một hình thức rejuvenation của “hoài cổ” -- đòi hỏi classical music.
Hai postings youtube của tôi toàn là đề tài cổ và bác học (Nabucco/Verdi & Gustav Klimtz & Beethoven), nhưng vẫn sống, vẫn làm rung động lòng người...Không ai chối cãi được đó là văn hoá nghệ thuật.
Đây là hai "shows" thuộc loại cầu kỳ, tiền rừng bạc bể.
(Đối chiếu: kịch sĩ Lê Tuấn -- cuả quá khứ, hoài cổ--memory lane??? -- làm một vở kịch bỏ túí loại không tốn tiền, đối thoại hai nhân vật trong khi đồng bào ńoi chuyện tưng bừng hoa lá; tôi "chơi" ngay màn một nữ giáo sư luật đã 50 tuổi, không phài là ca sĩ cũng chẳng được đào tạo gì nhiều mà hát luôn năm bài semi-classical trong đại học và trong "hotel" ở Galleria Houston, chẳng có MC, chẳng có đại hợp xướng hoà tấu đằng sau, mà tôi cũng chẳng quan tâm có được bao nhiêu khán giả. Tôi quan tâm tích cách lích sự cuả khán giả, và tôi đã có được điều này. Rồi tôi và hai chị cựu nữ sinh TV làm luôn bài Đêm Mê Linh với nhịp "chich chich chich" sức thế nào xô thế ấy. Ai bảo là chụ́ng tôi và KS Lê Tuấn "phi nghệ thuật" "vô nghệ thuật" hay "rẻ tiền"?)
Vì thế, khi nghĩ đến mô hình performing arts: muôn thuở "hoài cổ" trong nghiã Bi-Hùng-Tráng mà lạị cập nhật hoá theo hoàn cảnh mới, thi phải nghĩ đến sự kết hợp cả art và entertainment, vừa nghệ thuật vưà giaỉ trí cho người Việt, mà tôi đã gợi ý đưa ra, nhưng không thể dùng tiền bạc để định nghĩa nghệ thuật. Trong chiều hướng ấy, chúng ta phải nhìn lại và công nhận một vài sự thật từ thế kỷ 20 cho đến bây giờ:
-- Hollywood đã không làm phim: Madam Butterfly (Puccini), trên hai thập niên chưa làm film Miss Saigon (Broadway/West End). Tại sao, mặc dù Tây Phương đã cập nhật hóa Madam Butterfly thành Miss Saigon.
--Hollywood đã làm phim Les Miserables và nhiều musicals khác (thành công tiền bạc).
--Nghệ thuật thứ bảy có làm film Medea (Maria Callas) lấy từ thế gíoi của opera, không thành công về tiền bạc, và đó là giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời cuả La Callas.
-- Một composer VN đã làm nhạc kịch Quan Âm Thị Kính, Teresa Mai hát vài bài. Có thành công không? Tại sao? Nghĩ thế nào?
-– Người VN nói tiếng Việt say mê Paris By Night và Asia và muốn đem ca sĩ VN hát pop qua trình diễn bên này (Mr. Đàm, Thu Minh (???) Tại sao?
--Ở Houston, đã có người Mỹ (Broadway drop-outs???) nhảy vào làm nhạc kịch Kiều, cho con nít VN đóng. Vậy mà sân khấu “Truyện Kiều thượng vàng hạ cám” này cũng có người thích. Tại sao?
--Ở NYC và các thành phố lớn, một dancer VN đem nhạc TCS và tiếng ca Khánh Ly ra làm nền cho typical classical ballet modernized qua... quần áo (mặc quần đen áo bà ba chẵng hạn). Nghĩ thế nào?
– Một thí dụ từ cá nhân tôi: Tiểu thuyết DNN, Mùi Hương Quế, hình như ăn khách. Chưa chắc các cuốn khác của DNN đã ăn khách. Và v/đ tư tưởng thì rất ít người đọc trên FB.
– Bây giờ cả Mỹ lẫn Việt, có khuynh hướng nâng ca sĩ pop lên ngang hàng với ca sĩ opera Thu Minh trở thành Lyrico Soprano, mai một Mr. Đàm thành...Pavarotti của VN? Tại sao có hiện tượng này?
Có thì giờ thì tôi sẽ triển khai thêm về 2 mô hình: làm thế nào các bậc cha mẹ ở Mỹ có thể hướng dẫn việc học của con cái để nay mai ćó thể đưa văn hoá VN (tạm cho là tinh hoa trước 1975, bao gồm những phần tử của ... 2000 năm) vào mainstream Âu Mỹ hay thế giới qua sự có mặt cuả những "hyphenated Americans" --những người Mỹ mà gốc gác được mô tả bằng gạch nối...
WND August 2017
̣Bài viết dùng tiếng Việt chêm tiếng Anh theo đúng cách suy nghĩ stream of consciousness thịnh hành trong trí tuệ người Mỹ gốc Việt thông thạo hai thứ tiếng và không có th̀i giờ chuyển ngữ. That is the status of our lives! Văn đi theo đời sống, và nhu cầu, đi sát với thực trạng ngôn ngữ, realism. Kh̉ỏi chỉ trích mất thêm thì giờ.
No comments:
Post a Comment