VH Tiếng Nói Văn Học Việt Houston VH

VVH Tiếng Nói Văn-Học Việt-Houston (Viet Voice From Houston). Xin gửi bài vở về địa chỉ wendynicolennduong@post.harvard.edu. Contributing articles and commentaries should be submitted to wendynicolennduong@post.harvard.edu.

COPYRIGHT NOTICE AND DISCLAIMER

Về vấn đề bản quyền (copyright) cho tác giả Việt Nam của các bài viết được đăng tải ở đây: Chúng tôi nhận được những bài viết này từ độc giả hoặc từ các môi trường truyền thông của các nhóm người Việt, vì tác phẩm đã được phổ biến ở một môi trường công cộng nào đó. Chúng tôi mạn phép đăng tải theo lời giới thiệu của độc giả, dưới thẩm quyền "fair use exception" của luật trước tác bản quyền, vì làm việc cho mục đích giáo dục quần chúng, không vụ lợi. Nếu độc giả nào biết tác giả, xin cho chúng tôi biết để gửi lời chính thức xin phép, hoặc nếu tác giả không bằng lòng, xin cho chúng tôi biết ngay để chúng tôi lấy bài xuống theo ý của tác giả.

disclaimer re content

Quan điểm của tác giả hay độc giả trình bày ở đây không phải là quan điểm của người hay nhóm chủ trương VVFH, và vì thế chúng tôi không chịu trách nhiệm về những quan điểm hay dữ kiện đưa ra bởi tác giả hay độc giả. The views and supporting facts expressed by the authors or commenters published here are not necessarily those expressed or endorsed by VVFH or its editors. Accordingly, VVFH disclaims liability with respect to such content.

MỤC ĐÍCH:

Lời nhắn với học trò Việt Nam của giáo sư WENDI NICOLE Dương, cựu học giả FULBRIGHT Hoa Kỳ và cựu giáo sư luật đại học Denver:


Cô thành lập tập san này là đề cố gắng giữ lại những cái đẹp trong văn hóa cội nguồn của Việt Nam, đã giúp chúng ta đứng vững trên hai ngàn năm, dựa trên những giá trị đặc thù của người Việt nhưng đồng thời cũng là giá trị tổng quát của nhân loại. Hy vọng TIENG NOI VAN HOC VIET-HOUSTON, gọi tắt là VH, hay VVFH (Viet Voice from Houston) sẽ đến với người Việt trên toàn thế giới, qua độc giả thích văn chương văn học trong cả hai ngôn ngữ Việt-Anh, từ bàn tay và ánh mắt của một số it học trò Việt đang sinh sống ở Mỹ hoặc ở Việt Nam, của chính cô, cũng như của thế hệ đi trước biểu tượng là cha mẹ cô, những giáo sư ngôn ngữ.


Wendi Nicole Duong (Nhu-Nguyen) tháng tư April 2015

TRIO OF WATER LILIES

TRIO OF WATER LILIES
TRIO OF WATER LILIES enamel, markers, pen and pencil on paper. artwork by Wendi Nicole Duong copyright 2013: in all three regions of Vietnam, one can always find Hoa Sung, water lilies!

Tuesday, August 15, 2017

NÓ́I VÈ NGUYỄN DU...THẾ NÀO LÀ CHO PHẢ̉̉I???

Sau khi đăng bài viết từ 2004 về việc nhận định giá trị thi ca tiếng Việt trong lòng thế giới, với hai mệnh đề "gợi ý" nhưng chưa được giải thể toàn diện cho người đọc tiếng Việt, tôi cảm thấy cần đăng bài dưới đây cuả Phạm Công Thiện, mà tôi cho rằng cũng là một sự gợi ý.  Tôi xin nhắc lại lần nưã: tôi đã nêu lên mệnh đề:  Cô Kiều và Ba Trưng: tại sao cả hai cùng nổi tiếng trong lòng dân tộc? Thêm một mệnh đề nữa tôi cũng đã nhắc đến mà hình như chẳng ai thèm để ý:  đó là câu nói của Phạm Quỳnh ̣-- hiện giờ PQ không được ca tụng ỏ VN:  "Truyện Kiều còn, nước ta còn" Như thế có nghĩa là gì?

Gọi Nguyễn Du thế nào đi chăng nưã, chúng ta biết rằng ND g̣oi chí́nh mình như sau:


BẤT TRI TAM BÁCH DƯ NIÊN HẬU

THIÊN HẠ HÀ NHÂN KHẤP TỐ NHƯ?

Tại sao Nguyễn Du có nhu cầu viết Truyện Kiều? Và cô Kiều là ai mới được chứ? 
The following article by Pham Cong Thien is posted here under the "fair use exception" to copyright.

Phạm Công Thiện: Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc?

1. TẠI SAO GỌI NGUYỄN DU LÀ ĐẠI THI HÀO?
Nguyễn Du là một nhà thơ. Chẳng những thế lại là một nhà thơ thiên tài. Chúng ta thường quen gọi những thiên tài thi ca là thi hào; chữ “hào” nói lên tài trí phi thường, vượt bực, sáng suốt, vượt lên trên những kẻ khác: “thi hào” là một nhà thơ siêu việt, với thiên tài sáng tác bao trùm cõi xa gần cao thấp của thiên địa.
Nguyễn Du cũng còn được nhiều người gọi là “thi bá”, nhưng thi bá không hàm ngụ nhiều nghĩa mênh mông như “thi hào” và thường mang nghĩa một trật tự cao sang, vị thế lãnh tụ đứng đầu thống trị một tập thể nhất định, như tập thể địa phương, tập thể xã hội, tập thể quốc gia, tập thể địa lý hoặc tập thể văn chương: thi bá nói lên địa vị cự phách lỗi lạc của kẻ đứng đầu một lĩnh vực nhất định nào đó.
Có kẻ là thi bá mà không thể là thi hào, có kẻ là thi hào mà nhiều khi không là thi bá: người ta có thể là thi bá của một địa phương nào đó, nhưng địa phương khác không chấp nhận; người ta có thể là thi hào đối với nước ngoài mà nhiều khi quê hương của người ấy lại không chấp nhận người ấy là thi hào.

Thi hào là thi bá, nhưng thi bá ít khi lại cũng là thi hào.
Nguyễn Du đứng ở vị trí rất khó có ai đạt tới được; vừa là thi bá vừa đồng lúc là thi hào. Chẳng những thế thôi, Nguyễn Du là một bậc đại thi hào. Chữ đại ở đây không có ý nghĩa nghịch lại với tiểu, vì không bao giờ có tiểu thi hào. Phải hiểu chữ đại theo nguyên nghĩa: con người đứng hiên ngang, dang cả hai chân, mở rộng hai tay, rộng mở chân tay một cách quý phái, cũng cao lớn lồng lộng như thiên địa (thiên đại, địa đại, nhân diệc đại... nhân tại thiên địa gian tối quý).
Chữ đại còn có ý nghĩa về chiều sâu rộng của danh (như đại danh), của tài năng trí huệ (như đại tài, đại trí...), của đức độ và đạo lý (như đại đức, đại hiền, đại thánh, đại triết...), nhưng cách sử dụng chữ đại trong đại thi hào cần phải được xác định rõ ràng hơn nữa.
Đứng về mặt danh như đại danh thì có những thi hào lại là đại thi hào như Dante, Goethe, Shakespeare và Homer. Nhưng cũng có những thi hào chưa được đại danh trong hiện tại mà tương lai có thể sẽ đổi khác, như Leopardi không nổi tiếng bằng Goethe và nhất là không nổi tiếng bằng Dante, nhưng đứng về mặt tài năng trí huệ hoặc đức độ đạo lý thì có thể vượt xa Dante và Goethe. Đó cũng là trường hợp của Hoelderlin đối với Goethe, Keats đối với Shakespeare, Sophocles đối với Homer, Rilke đối với Goethe, hoặc Trakl đối với Rilke, Vương Duy đối với Lý Bạch và Đỗ Phủ, Đỗ Phủ đối với Lý Bạch lúc đương thời (chỉ sau này người Tàu mới khám phá lại rằng Đỗ Phủ vĩ đại hơn Lý Bạch, và gần đây có nhiều bậc thượng trí lại nhận rằng Vương Duy vĩ đại hơn Lý Bạch và Đỗ Phủ...).
Nguyễn Du đứng ở một chỗ cao nhất, vừa đại danh đối với dân tộc Việt Nam, vừa đại tài, đại trí, đại hiền, đại triết...
Nói rút gọn lại một câu: Nguyễn Du vừa là thi bá, thi hào và đại thi hào. 
2. TẠI SAO GỌI NGUYỄN DU LÀ ĐẠI THI HÀO DÂN TỘC?
Khi mình là nhà thơ của một đại cường quốc, như nhà thơ của Hoa Kỳ, của Pháp, Đức, Nga, Anh, Ý, Tàu, Nhật, v.v..., thì mình cũng rất dễ trở thành nhà thơ quốc tế, nhà thơ của cả thế giới.
Trường hợp của một nước nhỏ và nghèo như Việt Nam thì ít có nhà văn hay thi sĩ Việt Nam nào nổi tiếng khắp thế giới như T.S.Eliot, Rainer Maria Rilke hay René Char... Nguyễn Du là nhà thơ Việt Nam được thế giới biết đến nhiều nhất trong tất cả những nhà thơ Việt Nam, vì một lý do duy nhất là mọi người đều nhận rằng Nguyễn Du là một nhà thơ có tính chất Việt Nam nhất, nghĩa là cái mà chúng ta gọi là “dân tộc”.
Khó lòng thấy được một người ngoại quốc nào, dù có cái học sâu sắc thông thái về ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam mà có thể thưởng thức, hiểu nổi tất cả cái không khí thơ mộng tràn trề lai láng của thơ Nguyễn Du, nhưng sở dĩ Nguyễn Du được ngoại quốc biết tên là do đại danh của Nguyễn Du đối với dân tộc Việt Nam.
Người ngoại quốc có thể hiểu Dante hay Leopardi hơn cả người Ý Đại Lợi, hiểu Rimbaud hơn người Pháp, hiểu Whitman hơn người Mỹ, hiểu Vương Duy hơn người Tàu, hiểu Goethe và Hoelderlin hơn người Đức, hiểu Shakespeare và Dylan Thomas hơn người Anh, hiểu Homer và Pindar hơn người Hy Lạp, nhưng chưa thấy người ngoại quốc nào hiểu Nguyễn Du hơn người Việt Nam. Chỉ mong trong tương lai sẽ có được đôi người ngoại quốc hiểu Nguyễn Du hơn cả dân tộc của nhà thơ lớn nhất Việt Nam.
Thực ra, cũng ít có người Việt Nam nào dám tự nhận rằng mình đã hiểu Nguyễn Du một cách đầy đủ vẹn tuyền.
Tôi dùng chữ “hiểu” ở đây có nghĩa rằng hiểu cái tính thể, cái thể tính của tinh tuý, như ở trên tôi nói rằng có thể có nhiều người ngoại quốc hiểu Goethe hay hiểu Nietzsche, Heidegger, Hegel hơn cả chính người Đức, hay hiểu Leopardi hơn cả người Ý Đại Lợi, v.v...
Nguyễn Du rất khó hiểu, đối với cả người Việt Nam, và đối với tất cả những bậc học giả có thực học một cách sâu rộng (bằng chứng cụ thể, như mấy câu thơ Nguyễn Du như “nhớ ít tưởng nhiều”, “trong hào ngoài lũy tan hoang”, “sự đâu chưa kịp đôi hồi”, hay những chữ trong Truyện Kiều như “mệnh”, “lòng”, “tơ”, “nhớ”, “tưởng”, v.v…).
Nguyễn Du là một cái gì đang hình thành liên tục, giống như mấy chữ “dân tộc tính”: dân tộc tính là một sự giao tranh liên tục có tính cách sáng tạo, phải giựt cho ra cái tinh tuý của quê hương và phải dẹp bỏ tất cả những ý tưởng ái quốc cực đoan thiển cận. Chỉ thấy được sự vĩ đại phi thường của Nguyễn Du là khi nào chúng ta đã có khả năng đi vào nơi sâu thẳm nhất của văn chương và văn hoá thế giới.
Tất cả dân tộc tính nằm trong việc liễu nhập ý nghĩa mênh mông của chữ “tính” (không phải trong nghĩa của Khổng học từ Tống Nguyên Thanh hay từ Hán Đường Minh, mà trong ý nghĩa “bhàva” của triết học và đạo lý Ấn Độ). Nguyễn Du đã đưa tiếng nói ngôn ngữ Việt Nam đến chỗ tuyệt đỉnh siêu việt, và tiếng nói Việt Nam chính là trường sở linh hiện nhất của dân tộc tính Việt tính. Nguyễn Du không phải chỉ là một bậc đại thi hào mà còn là bậc đại hiền triết: tất cả tính mệnh của dân tộc là có hiểu được Nguyễn Du hay không? Tương lai của quê hương đã hàm ẩn trong câu hỏi quan trọng này.

No comments:

Post a Comment