VH Tiếng Nói Văn Học Việt Houston VH

VVH Tiếng Nói Văn-Học Việt-Houston (Viet Voice From Houston). Xin gửi bài vở về địa chỉ wendynicolennduong@post.harvard.edu. Contributing articles and commentaries should be submitted to wendynicolennduong@post.harvard.edu.

COPYRIGHT NOTICE AND DISCLAIMER

Về vấn đề bản quyền (copyright) cho tác giả Việt Nam của các bài viết được đăng tải ở đây: Chúng tôi nhận được những bài viết này từ độc giả hoặc từ các môi trường truyền thông của các nhóm người Việt, vì tác phẩm đã được phổ biến ở một môi trường công cộng nào đó. Chúng tôi mạn phép đăng tải theo lời giới thiệu của độc giả, dưới thẩm quyền "fair use exception" của luật trước tác bản quyền, vì làm việc cho mục đích giáo dục quần chúng, không vụ lợi. Nếu độc giả nào biết tác giả, xin cho chúng tôi biết để gửi lời chính thức xin phép, hoặc nếu tác giả không bằng lòng, xin cho chúng tôi biết ngay để chúng tôi lấy bài xuống theo ý của tác giả.

disclaimer re content

Quan điểm của tác giả hay độc giả trình bày ở đây không phải là quan điểm của người hay nhóm chủ trương VVFH, và vì thế chúng tôi không chịu trách nhiệm về những quan điểm hay dữ kiện đưa ra bởi tác giả hay độc giả. The views and supporting facts expressed by the authors or commenters published here are not necessarily those expressed or endorsed by VVFH or its editors. Accordingly, VVFH disclaims liability with respect to such content.

MỤC ĐÍCH:

Lời nhắn với học trò Việt Nam của giáo sư WENDI NICOLE Dương, cựu học giả FULBRIGHT Hoa Kỳ và cựu giáo sư luật đại học Denver:


Cô thành lập tập san này là đề cố gắng giữ lại những cái đẹp trong văn hóa cội nguồn của Việt Nam, đã giúp chúng ta đứng vững trên hai ngàn năm, dựa trên những giá trị đặc thù của người Việt nhưng đồng thời cũng là giá trị tổng quát của nhân loại. Hy vọng TIENG NOI VAN HOC VIET-HOUSTON, gọi tắt là VH, hay VVFH (Viet Voice from Houston) sẽ đến với người Việt trên toàn thế giới, qua độc giả thích văn chương văn học trong cả hai ngôn ngữ Việt-Anh, từ bàn tay và ánh mắt của một số it học trò Việt đang sinh sống ở Mỹ hoặc ở Việt Nam, của chính cô, cũng như của thế hệ đi trước biểu tượng là cha mẹ cô, những giáo sư ngôn ngữ.


Wendi Nicole Duong (Nhu-Nguyen) tháng tư April 2015

TRIO OF WATER LILIES

TRIO OF WATER LILIES
TRIO OF WATER LILIES enamel, markers, pen and pencil on paper. artwork by Wendi Nicole Duong copyright 2013: in all three regions of Vietnam, one can always find Hoa Sung, water lilies!

Friday, May 22, 2015

APRIL 2017 EDITION IS DEDICATED TO THE AFTERMATH OF THE FALL OF SAIGON'S 40TH ANNIVERSARY (APRIL 30 1975), IN THE FORM OF A COMPARATIVE LITERARY REVIEW: GRAHAM GREENE'S THE QUIET AMERICAN VERSUS THE TRAGEDIES OF VIETNAMESE BOAT PEOPLE

SOURCE:  https://www.nytimes.com/books/00/02/20/specials/greene-quiet.html
March 11, 1956
In Our Time No Man Is a Neutral
By ROBERT GORHAM DAVIS

THE QUIET AMERICAN By Graham Greene 

Graham Greene's new book is quite different from anything he has written before. It is a political novel -- or parable -- about the war in Indochina, employing its characters less as individuals than as representatives of their nations or political factions. Easily, with long-practiced and even astonishing skill, speaking with the voice of a British reporter who is forced, despite himself, toward political action and commitment, Greene tells a complex but compelling story of intrigue and counter-intrigue, bombing and murder. Into it is mixed the rivalry of two white men for a Vietnamese girl. These elements are all subordinate to the political thesis which they dramatize and which is stated baldly and explicitly throughout the book.
As the title suggests, America is the principal concern. The thesis is quite simply that America is a crassly materialistic and "innocent" nation with no understanding of other peoples. When her representatives intervene in other countries' affairs it causes only suffering. America should leave Asians to work out their own destinies, even when this means the victory of communism.
In Greene's previous novels, geographic and social backgrounds have been used with great skill to make the foreground action more dramatic, but social or national issues have never been argued for their own sake. In "The Quiet American" the effect of circumstances is specifically ideological and political. Everything that the British reporter, Fowler, sees of the war, of the indiscriminate slaughter of civilians, drives him out of his "uninvolvedness" toward a decision. Above all, he is moved by his hatred of the Americans. "I was tired of the whole pack of them, with their private stores of Coca-Cola and their portable hospitals and their wide cars and their not quite latest guns." The sensual Fowler, incidentally, seems to have been tired of everything, including himself.
In this novel, as in Greene's earlier "entertainment," "This Gun for Hire," a murderous outrage occurs, intended to affect the war's course. A badly timed bombing in the public square of Saigon, planned to disrupt a parade, instead kills mostly women and children. Fowler sets to work to discover the author of this outrage and finds it to be an American, Pyle, whom he already knows as a love rival. Intending to marry her, Pyle has taken Fowler's mistress, Phuong, away from him, but has tried to do it in as candid and decent fashion as possible.
Pyle is an idealistic young United States official with gangly legs, a crew cut and a "wide campus gaze." He is the son of a famous professor who lives on Chestnut Street in Boston. There is nothing self-interested in his motives for the villainy which Greene has concocted for his role. He is working for the O.S.S. "or whatever his gang are called," and is convinced that in intriguing with the dissident General Tho he is moving effectively to create a "Third Force" against both the French Colonials and the Communists. Fowler sees the Third Force as a merely political abstraction Pyle got out of books. "He never saw anything he hadn't heard in a lecture hall, and his writers and lecturers made a fool of him."
"Innocence," Fowler says, "is like a dumb leper who has lost his bell, wandering the world, meaning no harm. You can't blame the innocent, they are always guiltless. All you can do is control them or eliminate them." The elimination of liberals and social democrats always comes first, of course, in the Communists' program for political seizure of power. The symbolic act toward which Fowler is driven by the events of the book is the elimination of the American, with the aid of Vietnam Communist agents. There is nothing personal about this, as far as Fowler's conscious mind is aware, for Pyle had saved his life during a brilliantly described night of violence and suffering on the road outside Saigon.
If much of the description of Indochina at war is written with Greene's great technical skill and imagination, his caricatures of American types are often as crude and trite as those of Jean Paul Sartre. He is not ashamed as an artist to content himself with the picture of America made so familiar by French neutralism; the picture of a civilization composed exclusively of chewing gum, napalm bombs, deodorants, Congressional witch-hunts, celery wrapped in cellophane, and a naive belief in one's own superior virtue.
Even in this indictment the book is inconsistent. As a non-implicated man who really understands the East, Fowler scorns American liberals for trying to introduce into Asia their textbook notions of democracy and freedom. "I have been in India, Pyle," Fowler says, "and I know the harm liberals do." At the same time, sounding very much a liberal, he accuses the Americans of selfish opportunism, of letting the French do the dying while they clean up commercially. Emotionally and usually Fowler describes the war as a meaningless slaughter of women and children, as if no enemy existed, and yet he is in touch with this enemy, the Communist Vietminh, and expects it, because of its superior understanding and organization, to win the war.
Admiring American girls for their bodies, Fowler insists to himself that they could not possibly be capable of "untidy passion." He has contempt for their bright vacuousness; yet Phuong, the comely Vietnamese, the only person in the world who means anything in his life, shows few qualities beyond self-interested compliance. She prepares his opium pipes and allows herself to be made love to at his convenience. She says nothing of interest, takes her rewards in bright-colored scarfs, and pores over picture books of the royal family.
What will annoy Americans most in this book is the easy way Fowler is permitted to triumph in his debates with the Americans. The priests whom Greene makes argue so tersely and effectively with the skeptics at the conclusions of "The Power and the Glory" and "The End of the Affair" did not have so easily their own way. When Americans are condemned for letting others do their dying for them no one speaks of Korea. Fowler says that only the Communist respects and understands the peasant. "He'll sit in his hut and ask his name and listen to his complaints; he'll give up an hour a day to teaching him -- it doesn't matter what, he's being treated like a man, like someone of value." Pyle, the American, does not remind Fowler of the thousands of individuals who make desperate escapes from Communist countries every week in order to life as humans. He only replies uneasily, "You don't mean half what you are saying." There is no real debate in the book, because no experienced and intelligent anti-Communist is represented there. Greene must feel either that such men do not exist or that they do not serve his present purposes.
It would be wrong, of course, to wish to argue, if these custom-made characters were merely characters and merely speaking for themselves. Fowler, however, is often quoting almost verbatim from articles which Graham Greene wrote about Indochina for The London Times last spring. He had visited the Communist territories and been much impressed by the Communist leader Ho Chi Minh. When these articles were published in this country they caused an especially strong reaction in the Catholic press. Greene had regretted that the Catholic Bishops with their people had withdrawn from Communist territory. "The church has not ceased to exist in Poland." He criticized the Catholic Church for identifying itself with American "militarism" and with the regime of Ngo Dinh Diem, the southern Vietnamese Premier, "a patriot ruined by the West." Subsequently Greene has visited Warsaw for private talks with Polish Catholic leaders.
When "The Quiet American" is read against the background of these articles, it can be seen to be more profoundly related to Greene's earlier religious novels than its polemic character at first suggested. In those novels God is reached only through anguish because religion is always paradoxical in its demands. Rationalists are forced to accept the crassest of miracles. In believers, love and pity often war with the chance of salvation. God is most God when His earthly Kingdom is weakest, and His mercy sometimes looks like punishment.
When Graham Greene grants primary justice to the Communist cause in Asia, and finds insupportable its resistance under the leadership of America, he raises inevitably this question: Has he reconciled himself to the thesis that history or God now demands of the church and of Western civilization a more terrible surrender than any required of the tormented characters in his fiction?

Mr. Davis is chairman of the English Department at Smith.


Source:  https://charliebritten.wordpress.com/tag/uyen-nicole-duong/

by Charlie Britten

TWO REVIEWS AT ONCE

I’m posting these two reviews together because my time over the past few weeks, while I was reading these two books, has been taken up writing my Christian story for AlfieDog.  They shall probably be the last on Vietnam that I shall tackle for a while.  I am considering writing my own story about the Vietnam War (what the Vietnamese call the ‘American War’) and both these two and ‘The Girl in the Picture’ (two posts ago) provided valuable background detail.
Set at the very end of French colonial period (1954), ‘The Quiet American’ concerns Thomas Fowler, a British journalist covering The War.  A dope smoker and a cynic, he is determined not to take sides or ‘get involved’ at all – except with the beautiful Saigonese girl, Phuong – his surname was apt in a very Dickensian way.  ‘The Quiet American’ featured the typical Greene scenario, man abroad in remote colonies with the usual Roman Catholic wife who wouldn’t divorce him.  The non-noisy Yankee himself, Alden Pyle, is, on the other hand, naive, in the Far East for the first time, but quite sure that all Indochina’s problems can resolved by a ‘Third Force’, something he has read about in books by York Harding but never experienced.   Interestingly, this novel is named for someone who is not the main character, even though it is written in the first person (Fowler’s).
Greene wrsaigon_hotelote in an understated style which doesn’t get in the way of the storyline.  The novel is unhurried, occasionally rambling, allowing ample room for character development, although I think we get the picture on Fowler and Pyle quiet early on, then have to suffer it being repeated… er… repeatedly.  Phuong is more complicated, apparently sweet and innocent, but managed by an older sister who is determined to marry her off to a wealthy westerner.  She moves between Fowler, then Pyle, then Fowler again, doing and saying whatever she thinks will please them, all the time calculating which of them is the better prospect.  The saying ‘Marriage is not above love, you know’ comes to mind.saigon_cathedral
‘The Quiet American’ is a valuable primary source (because Greene spent some time in Vietnam), not least because it was published in 1955 and thereby not written under the shadow of the USA’s defeat.  It confirmed what I suspected – contrary to the message presented in every Vietnamese museum – that there was some accommodation between the French colonialists and the native Vietnamese, many of whom made the effort to learn French, as well as bringing to life some of the grander hotels and government buildings which I saw in Saigon.  Pity Greene didn’t like the cathedral – I quite liked it.
‘Postcards From Nam’ is not what I imagined from its title.  In case you were wondering, I had in mind an American soldier writing home, possibly to his girlfriend.  I also bore in mind that a sign reading ‘Nam’ in Vietnam usually indicated mens’ toilets, whereas the ‘Viets’ were one of the many ethnic groups inhabiting that particular narrow strip of the Pacific coast.  The word however has another meaning, that of a nation, and it can also, as in the case of this story, be a boy’s name.  The novel is about a first generation immigrant from Saigon, who is now a successful lawyer in America.  For years, she has received (what I considered to be) creepy post cards, postmarked in Thailand, from somebody called ‘Nam’.  However, neither the author, nor the main character, take on board the fact that she is being stalked and – even more unbelievable – neither Mimi nor her mother can remember that Nam was their neighbour in Saigon, even though the mother is contact with his parents who have moved to California.  The story digresses frequently, from the current day to a few years ago, back to Vietnam in the 1960s when Mimi was a small child, then back to some point in her life in the United States.
What thimodern_saigons work does address very effectively is the appalling suffering of the Vietnamese people after the Americans left and the Communist Viet Minh government took over.  Every Vietnamese we spoke to – even our very PC guide in Hanoi – made the point that life became much worse at this time.  What this book is not short on is vivid and horrific detail, for instance, of the maternity hospital in Saigon, where mothers laboured in a corridor in filth.  The written style was often clunky, but did include some amazing vivid descriptive passages, such as ‘My eyes, throat, and skin were cracking, and liquid was sucked out of me, and I was ready to die like a dehydrated, crumbled leaf, losing its stem, forever departing from its tree, tumbling down, down, down until it could fall no father, onto a damp ground where it gradually disappeared into the earth.  Back to its roots.’  Unfortunately, the ending of the story is ambiguous and inconclusive.
Well, Dear Reader, do I recommend these two novels?  Yes and no.  Graham Greene is Graham Greene and, although ‘The Quiet American’ was competent, I wonder if his publisher didn’t howl, “Really, Graham, we’ve done Catholic wives before.  Many times.  And the colonies.”   ‘Postcards from Nam’, on the other hand, is strong stuff, not for the faint-hearted, but significant for tackling issues which we in the west were only dimly aware of at the time and have now largely forgotten.

Monday, May 11, 2015

MAY EDITION OF VVFH IS DEDICATED TO MOTHERHOOD AND THE MOTHER-DAUGHTER RELATIONSHIP -- INTRODUCTION OF THREE PIECES OF CREATIVE WRITING BY VIETNAMESE WOMEN: Wendi Nicole Duong (Nhu-Nguyen), Que^' Huong, Nguyen Thi Viet Ha

Bouquet for Mom copyright WND May 2014

MÀN ĐÊM CỦA MẸ TÔI... VÀ CÁNH HOA HƯỚNG DƯƠNG

(Viết cho mẹ, tháng ba năm hai ngàn mười lăm; 
hoàn chỉnh tháng ba, hai ngàn hai mươi ba)

Wyndi Nicole Dương Như Nguyện)

Thành phố này đông người Việt cư ngụ, vì thế có đền Thánh Mẫu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh làm tại tư gia của người “giữ đền,” để phục vụ nhu cầu tâm linh của người Việt thế hệ thứ nhất. 

Thời điểm này, khoảng Tết Ta, là lúc mẹ tôi hay bảo tôi đưa bà đi đền Thánh Mẫu, để bà “cắt sao” cho gia đình. Thời điểm tháng 3, đầu mùa xuân, là lúc đại học có “Spring Break,” và tôi được nghỉ dạy, vì thế tôi nghiễm nhiên trở thành người con đưa mẹ đi “cắt sao.” (Từ nhỏ đến lớn tôi vẫn giữ nhiệm vụ chở mẹ đi công việc hay thăm viếng. Ở Saigon trước 75 tôi chở mẹ bằng xe Honda PC, qua Mỹ thay thế bằng xe hơi.)

Mẹ tôi là phụ nữ có học, nghề nghiệp cuả bà là giáo sư Việt Văn.  Nhưng trải qua bao thảm cảnh ở đời, nhất là biến cố 1975, bà cần phải có niềm tin tâm linh gần gũi, có thể nói là mê tín như bao mẹ già Việt Nam khác. Văn hóa cổ truyền cuả người Việt vẩ̃n đặt niềm tin vào lá số tử vi, tức là tin tưởng đời sống con người bị chi phối bởi các vì sao trong vũ trụ mênh mông.  Nếu “tuổi” các con bà có hạn sao xấu, thì mẹ tôi thành khẩn vào đền thánh Việt Nam để cầu an và gieo quẻ, nhằm cắt bỏ ảnh hưởng những ngôi sao xấu để bảo vệ người thân. Niềm tin ấy dựa trên một vũ trụ thiêng liêng, có sự liên đới giữa các ngôi sao với tính mạng và số kiếp con người, chỉ giải thoát được bằng sự cầu khẩn với tất cả lòng thành và tình thương bao la, nhằm thay đổi được tiền định huyền bí ấy. Những người nhảy múa lên đồng từ thời xa xưa đến nay trong văn hoá dân gian cuả Việt Nam là những đơn vị nối liền thế giới huyền bí cuả các vì sao với bổn mạng con người trên mặt đất. Văn hoá dăn gian đi song song với các tôn giáo chính thống cuả VN: Thiên Chúa Giáo và Nho-Phật-Lão. 

Tin hay không tin, khoa học vẫn chưa cắt nghĩa được thế giới huyền bí, vì thế mỗi lần về Houston thăm cha mẹ, tôi vẫn kiên nhẫn ngồi trước bàn thờ bà chúa lên đồng để cắt sao cho gia đình như mẹ muốn. Có lúc ngồi cả buổi tối gieo quẻ vẫn chưa cắt được hết các sao xấu. Mẹ tôi buồn rầu, thở vắn than dài. Nhưng nếu tiếp tục gieo quẻ và cầu xin thì trước sau gì quẻ cũng hiện ra (theo xác suất) để trừ khử đi những ngôi sao xấu đã chiếu mạng người thân yêu cuả bà.

Mẹ tôi không những cắt sao cho gia đình, mà bà còn nhận lời gửi gắm cắt sao luôn cho bạn bè và người quen. Bà cắt luôn cho người dưng nước lả. Đã có lần tôi phải gắt lên, vì làm sao tôi có đủ thời giờ ngồi lây lất ở đền cho bà cắt sao, hay tự tôi phải ngồi cắt sao để phụ giúp bà?

Khi tất cả các sao xấu đã bị trục xuất, mẹ tôi hỷ hả ra về, thì trời đã tối đen.

Chưa hết, tôi còn phải nhận “lộc” ở đền Thánh, thường thường là xôi, chuối và các thứ hoa quả khác. Tôi lãnh nhiệm vụ đậu xe, rồi dắt mẹ đi bộ trong đêm (không khôn ngoan chút nào về an ninh ở Mỹ, nhưng mẹ tôi muốn như thế). Hai mẹ con đem thả trôi sông các “lộc Thánh” cho các cô hồn khắp thập phương ăn nhờ chút “lộc." Trái tim thương yêu tha nhân phải trải dài đến cả những linh hồn lây lất chưa đươc vào cõi Niết Bàn, họ không còn thân nhân để̃ cắt sao cho họ ở bên kia thế giới. 

Ở trung tâm thị tứ nước Mỹ làm gì có sông, cho nên mẹ tôi hướng dẫn tôi lái xe đến con rạch của thành phố. Tôi nghe lời mẹ đậu xe ở đầu đường, rồi trong bóng đêm, hai mẹ con tôi đứng trên cầu con rạch, thảy “lộc” xuống nước để chia xẻ cho các cô hồn không nhà không cửa, không người thờ cúng. ̣(Nếu đáy con rạch có các động thực vật cần chất protein, th̀i mẹ con t̉ôi cũng cống hiến thức ăn tốt lành cho động thực vật mà thôi. Tôi tự an ủi mình như vậy. Dĩ nhiên bây giờ không còn mẹ nữa, thì tâm thức tôi cũng đã gạch bỏ con lạch ấy ra khỏi trí nhớ cuả mình -- tôi chẳng còn mẹ ngồi bên chỉ đường cho t̉̀ôi đến con lạch mà cầu an cho những linh hồn vất vưởng trong vũ trụ căn cơ này.)

***

Đó là thủ tục cắt sao đầu năm trong đời sống mẹ tôi ở thành phố Houston, khi bà còn sống.  Sao La Hầu, Sao Kế Đô, vân vân và vân vân, những sao xấu sẽ bị cắt, cho con cháu và người quen của bà được an toàn hạnh phúc.

Quá nửa đêm trời tối mịt hai mẹ con mới về đến nhà.  Sau đó tôi lại phải về nhà riêng tôi vẫn giữ ở Houston để độc lập khỏi đời sống cuả cha mẹ. 

Công cuộc cắt sao là cả một vấn đề tốn thì giờ và lao lực. Nhưng việc cắt sao đem đến cho mẹ tôi sự an tòan về tâm lý trước những nghịch cảnh trớ trêu. Cho nên tôi lấy sức khỏe tinh thần của mẹ làm điều an ủi khi phải ngồi trong hương khói lên đồng, mà gieo quẻ cắt sao phụ mẹ. Rồi lại phải cúng tiền cho đền Thánh nữa chứ.

Để khỏi tức bực việc đi đổ “lộc” xuống rạch nước cho mẹ tôi vui lòng, tôi thường ngước mắt nhìn bầu trời tối đen để ví von độc thoại với những vì sao lấp lánh. Tâm hồn nghệ sĩ giàu tưởng tượng của tôi cho tôi mường tượng thấy hình ảnh mẹ tôi – một bà già yếu đuối nhỏ bé nhiều bệnh tật, xanh xao, với đôi mắt hiền từ và nụ cười thân thiện, mò mẫm trong bóng đêm giữa một vũ trụ hằng hà sa số, rón rén đến gõ cửa những ngôi sao xấu, đem lòng thương yêu mà cầu xin các ngôi sao đó "bỏ đi ra chỗ khác chơi,"  không còn chiếu mạng con cháu hay người quen của mình. 

Mẹ tôi là người đi tìm, đi đuổi, đi trừ sao xấu trong vũ trụ của màn đêm, cùng với Bà Chúa Liễu Hạnh cuả xứ Việt Nam xưa, chắc đã “vượt biên” qua Mỹ trụ trì ở đền Thánh “dã chiến”  tại Houston, và người lên đồng là tác nhân – cái gạch nối -- giữa vụ trụ siêu hình đó với trái tim người mẹ nhân ái của tôi. Người Việt Nam, cho dù là đạo Thiên Chúa hay Phất Giáo Đại Thưà đi chăng nưã, thì vẫn theo tục thờ cúng ông bà. Bên cạnh ông bà đã nằm xuống, có thêm hình ảnh các Mẫu đầu công đức như Liêu Hạnh, Âu Cơ, tượng trưmg cho hình ảnh cuả người mẹ che chở, như Đức Quan Âm, Đức Mẹ Maria, thì niềm tin càng thiêng liêng thêm mà thôi.  

Trong thế giới dân gian cuả người Việt, Bà Chúa Liễu Hạnh sẽ là Thánh mang những lời cầu khẩn của mẹ tôi, chỉ đường chỉ lối cho mẹ tôi đến tìm sao trong cái vũ trụ huyền bí kia …

***

May mắn hay kém may mắn, tôi là đứa con gái đầu lòng, được đi cắt sao với mẹ lần cuối cùng. Đó là năm 2014, khi mẹ tôi chưa gặp nạn, vẫn còn khỏe đủ để đi đứng bình thường.  Không có năm nào mẹ tôi quên đi cắt sao cho con cháu và người quen…

---

Khoảng bốn tháng sau lần cắt sao cuối cùng thì mẹ tôi bị xuất huyết trong não…

---

Tôi và mẹ tôi, ở Hội An, đầu  thập niên 1960 

----

Sau năm 2013, thì mẹ tôi chẳng bao giờ khỏe đủ để đi cắt sao ở đền Thánh với tôi nữa.

Nước mắt tôi lưng tròng mà nghĩ về những kỷ niệm với mẹ của quá khứ. Cách đây trên 40 năm, cũng vào dịp lễ Tết, ở Sài Gòn, tôi chở mẹ tôi đi xem ciné "The Sound of Music" ở rạp Rex, và sau đó là "Toute La Vie Danse" … 

Tiếng hát của Julie Andrew và đại sảnh của giới quý tộc thành phố Vienna nhảy luân vũ (điệu valse) lúc ấy trở thành thần tượng và mơ ước của tôi. (Mãi đến năm 28 tuổi, tôi mới có đủ cơ hội học hỏi để biết rằng nếu theo nghề ca hát, thì tôi cũng leo lên được nấc thang cao nhất cuả âm thanh, độ cao âm nhạc cuối cùng cho giọng nữ, như Andrew; và năm 40 tuổi, thì tôi mới có dịp đi dự cuộc nhảy valse của giới quý tộc thành phố Vienna, nhưng tôi lại từ chối không đi, vì tôi chẳng tì̀m được ai nhày cho thật "chỉnh" điệu Valse quốc tế để nhảy với tôi ở Vienna rực rỡ ngày xưa, nơi thi thố tài năng cuả Mozart, Beethoven và Schubert. Cha mẹ tôi cũng biết điều đó.)

Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa được nói với mẹ tôi điều này: Thật ra, Andrew hát nhạc thời trang bằng giọng nữ trung (mezzo-soprano), thành ra nốt cao nhất cuả bà mà quần chúng biết đến thường thường là note DO, C-6 (high C), trong khi các sopranos cuả sân khấu opera có người đạt đến mức tuyệt đỉnh cuả giọng nữ, ở note Fa bên phải cuả phím trắng dương cầm, mà các nhà kỹ thuật gọi là F6). Không phải là ca sĩ chuyên nghiệp, tôi cũng đã đẩy mình đi lên đến độ cao cuả C6, nhưng ngay cả giấc mộng Hoa Kỳ (The American Dream) cũng không cho tôi cơ hội mơ tưởng đến F6. Riêng về khung cảnh sàn nhảy luân vũ của Vienna (chỉ tổ chức một năm một lần), thì tôi cũng chẳng còn hứng thú, vì trong tầm tay hạn hẹp, tôi không tìm đâu ra đối tác.

Bốn mươi năm trôi qua ở Mỹ, tôi đã quên không nói chuyện với mẹ tôi về những gì đã xẩy ra cho mơ mộng đầu đời – điệu luân vũ của Vienna va giọng hát của Julie Andrew, mà chính mẹ tôi là người đã vun xới trong đầu óc của tôi những ngày tấm bé ở Huế và ở Saigon…Bà đã trồng cho tôi cái mầm để tôi leo dốc thang âm, đến một nơi chốn không còn thực thể -- ở đó, tôi hiểu ra rằng giá trị tuyệt đối của cái đẹp và sự trường tồn của âm nhạc không nằm trong khung cảnh thời thượng của một buổi khiêu vũ, cho dù đó là buổi khiêu vũ bên bờ sông Danube của thành phố Vienna, trong thế giới sáng tạo của Johann Strauss…

Tôi mất đi dịp nói chuyện với bà về khám phá này. Tôi không còn được nghe câu trả lời qua giọng nói trong trẻo của mẹ…

Và bây giờ, thì hình như tất cả đều đã muộn..

---

Ở thời điểm này, tôi đã bỏ nghề nghiệp, bỏ những ước mộng cao vời, để trở về với mẹ. Chưa kịp cười nói, san xẻ với mẹ niềm vui, từ mua sắm thường tình cho đến bài hát, câu văn, thì định mệnh oái ăm và các ngôi sao xấu nào đó trong vũ trụ đã quyết định không dung tha tấm thân nhỏ bé và tâm hồn nhạy cảm của mẹ tôi.

Than ôi, số phận …

---

Hồi tưởng lại những năm trước khi mẹ tôi còn khỏe, tôi giật mình nhận ra: Hình như trong những buổi cắt sao, mẹ tôi quá bận rộn nghĩ đến người mà không cắt sao cho chính mình thì phải??? 

Mẹ tôi chưa bao giở cắt sao cho chính mình cả.

Hình ảnh của mẹ tôi làm kẻ độc hành đi mò mẫm giữa màn đêm huyễn hoặc của vũ trụ bao la đầy rẫy những vì sao kia -- người phụ nữ đi tìm sao để ngăn chận ảnh huởng các ngôi sao xấu chiếu mạng con cháu mình, mà chẳng thiết gì đến ngôi sao chiếu mạng chính mình, là hình ảnh tuyệt vời của kẻ cho đi mà không nhận lại, với trái tim hy sinh tuyệt đối.

Chao ơi, công việc “cắt sao”! 

Màn đêm và vũ trụ các vì sao, của mẹ tôi!

---

Những ngày tháng kế tiếp sau lần cắt sao cuối cùng, mẹ tôi là người liệt giường liệt chiếu. Bà không ăn được bình thường, và không đi đứng được. Tôi trở thành kẻ hầu hạ mẹ giỏi hơn người trợ tá được cấp bằng ở các viện dưỡng lão. Những giấc mộng cao vời và cuộc đời bay nhảy ngày xưa, bây giờ tôi thu hẹp lại vào đôi mắt xót xa nhìn bờ môi run run của mẹ khi bà gắng nuốt, và nỗi mừng rỡ khi bà thải được chất cặn bã ra ngòai với hệ thống tiêu hóa đã gần như kiệt quệ …

Tôi bắt đầu nằm mơ thấy bà ngọai, quay trở về đứng bên cạnh cửa để giúp đỡ tôi, cho mẹ tôi chóng lành. Bà ngoại sẽ đem đến sự nhiệm mầu của các vì sao tốt và mẹ tôi sẽ bình phục đi đứng trở lại như xưa. (Bà ngọai tôi qua đời ở Việt Nam, trong cảnh nghèo đói thiếu ăn, trước khi Việt Nam mở cửa “đổi mới,” gần nưả thế kỷ trước đây.)

Khi tôi tỉnh dậy, thì hình ảnh bà ngọai biến mất đi, chỉ còn mẹ tôi nằm cô độc thiêm thiếp trên chiếc giường sắt nhỏ bé, caì giường tượng trưng cho nhà thương và viện dưỡng lão.

---
Từ thế giới thu hẹp cuả chiếc giường ấy, mẹ tôi vẫn hiểu, vẫn cố gắng nói, vẫn cố gắng ăn, thỉnh thoảng bà vẫn cười. Có lần tôi viết xuống trên trang giấy:

--Me ráng ăn đi để sống với con. (Theo phong cách của người Huế ở tỉnh thành, tôi gọi mẹ bằng “Me,” như chữ “mère" tiếng Pháp.)

Bà viết xuống câu trả lời:

--Ừ!

Tóc bà bạc trắng (tôi đem cắt ngắn), nét mặt đã đổi vì sự thụt lùi của sức khỏe, nhưng nước da mịn màng và đôi mắt vẫn long lanh buổi sáng. Bà đẹp như chưa bao giờ đẹp như thế. Và tôi bám víu hy vọng vào các nhân viên vật lý trị liệu cho bà cử động thân thể, dần dần biết đâu y khoa sẽ cho mẹ tôi hồi lại sức sống bình thường … Nếu không được 10 phần thì tôi xin Trời Phật Chúa cho 4, 5…

Mẹ tôi hay tát vào mặt tôi khi tôi phải bồng bế bà. Vì bà quá yếu, cái tát của bà chẳng khác chi lời mắng yêu. Tôi không đủ sức lực hay tầm vóc để bồng bế mẹ tôi lên như bế em bé cho bà khỏi phải đau đớn. Tôi chỉ có thể vòng tay kéo lê hay nhắc bà lên, theo lời y tá chỉ dẫn, cách ấy làm cho bà ê ẩm bắp thịt và xương cốt. Nhưng đành chịu vậy.

Ngôi sao xấu nào đó đã chiếu xuống bà? Tôi tự hỏi.

Bà cau mặt lại, không bằng lòng khi thấy tôi nhỏ nước mắt … Để khỏi buồn thảm, tôi giả vờ đóng vai Marilyn Monroe cho bà xem, bà lắc đầu tỏ ý không bằng lòng.

A kiss on the hand is far too sentimental
But diamonds are a girl’s best friend…

Bỏ tất cả, trở về thành phố để được gần mẹ, tôi cứ tưởng mình sẽ được đem mẹ đi mua kim cương, cho mẹ chút niềm vui vật chất ở tuổi 80, sau một đời khổ cực, làm vợ một giáo sư thanh bạch, và làm mẹ một người con gái mang hoài bão ngòai đời sống bình thường như tôi…

Diamonds are a girl’s best friend…

Các vì sao trong màn đêm huyễn hoặc, không phải cái nào cũng là viên kim cương hiền lành sáng long lanh trên bàn tay những phụ nữ nhiều may mắn hơn mẹ tôi … Có những vì sao trông thì đẹp nhưng đầy ác tính, như mảnh lụa bị đốt cháy trở thành ngọn lửa cuồng nộ của một vũ trụ không công bằng…

Tôi lại miên man tự hỏi: Tại sao vũ trụ đã thiếu công bằng với người mẹ mang hết lòng thành đi cắt sao cho các con cháu, và cắt luôn cho tha nhân đã nhờ vả bà?  Vâng, rất nhiều người không có thì giờ hay…làm biếng nên đã đến nhờ vả lòng thành của bà.  Bà sẵn sàng cầu nguyện và cắt sao cho bất cứ ai cần tấm lòng thành của bà để họa may hoán chuyển định mệnh của tạo hóa. (Thật tình tôi không thể tưởng tượng được tại sao lại có những người, hoặc làm biếng hoặc quá bân rộn buôn bán làm ăn, đến nổ̃i một lời nguyện cầu vớ tâm thành vào thế giới huyền bí, mà cũng phải đi nhở vả mẹ tôi cầu dùm họ???)

***

Trở lại chiếc giường sắt cuả mẹ tôi, những ngày bà lâm bệnh nậng...
 
Ban ngày mẹ tôi hay thiếp đi. Tôi phải cố lay bà dậy để nhân viên vật lý trị liệu tập thể dục, làm bà đau đớn. Bà lại tát vào má tôi bằng những ngón tay gầy yếu.

Tối đến, sau khi làm vệ sinh, đo áp huyết, tôi hay nằm bên cạnh bà, chen chúc trên chíếc giường sắt hẹp vì cà hai mẹ con đều gầy ốm.  Tôi giữ lấy sức ấm cuả mẹ, như mẹ ru tôi thời thơ ấu, chờ mẹ tôi khép mắt ngủ yên. Đây là những dịp hiếm hoi tôi được ôm thân thể gầy ốm của mẹ. Ôm mẹ trong tay, tôi hay hay hỏi bà:

-- Me ơi, hai tay của me đâu???

Mẹ tôi trả lời bằng sự giao động của những ngón tay gầu guộc…

Rồi mẹ tôi nhắm mắt, nhưng hai bàn tay gầy yếu của bà mò mẫm nắm giữ lấy tấm chăn.  Bà nắm giữ lấy sự yên bình êm ấm của đời sống, do tấm chăn mang đến. Thỉnh thoảng bà nắm lấy những ngón tay của tôi. Tôi tìm tay mẹ dưới tấm chăn.

***

Khoảng 3 giờ sáng, mỗi đêm, tôi đều thức dậy để chăm sóc vệ sinh cho bà. (Đây là tiêu chuẩn của các viện dưỡng lão.)

Đi về phía giường của bà để làm vệ sinh nưả đêm, có một hôm, đột nhiên tôi rùng mình lạnh buốt …

Tôi thảng thốt nhận ra, trong ánh đèn lờ mờ, tôi đã bắt gặp ánh mắt nhìn chăm chú của mẹ tôi. Ánh mắt buồn rầu như muốn nói lên trăm nghìn chữ mà không nói được. Ánh mắt sâu như màn đêm bên ngoài.

Tôi run lên, đau đớn suốt thân mình. Me tôi không ngủ được suốt đêm? Hay bà chỉ mới vừa thức giấc? Bà nghĩ gì? Muốn gì? Trong màn đêm, tâm hồn và trí nhớ của bà đã du hành những đâu?

Đây không phải là màn đêm của những buổi tối đầu năm trong thủ tục cắt sao, khi mẹ con tôi lái xe đi tìm rạch để đổ lộc Thánh cho cô hồn thập phương nghĩa tử.

Đây là một màn đêm khác.

Tôi muốn mắt tôi xuyên thủng màn đêm ấy. Tôi muốn đi vào bóng đêm ấy để đuổi cho hết những ngôi sao xấu đã tạo nên nỗi đau thuơng của mẹ. Trời hỡi, làm sao tôi lay chuyển được, quay ngược được bánh xe của số phận? Chữ hiếu của Mục Kiền Liên ư? Nhưng mẹ tôi nào phải là người mẹ hung ác của Mục Kiền Liên?

Ở đây, khép đời sống còn lại vào chiếc giường sắt chung quanh có “hàng rào” giống như giường bệnh viện, mẹ tôi có còn đi tìm những vì sao xấu, để tấm lòng thành đẫy rẫy thương yêu của bà tìm cách ngăn chận ảnh hưởng của những vì sao ấy, cho người chung quanh?

Nhìn vào mắt bà, tôi thấy hết màn đêm của bà, trong những ngày tháng này.

Tôi có thấy màn đêm, mà không hiểu được màn đêm ấy chứa đựng những gì.

***

Trong màn đêm của những ngày tháng này, tôi cố gắng mà không thể nào biết thật rõ, hay hiểu hết được tất cả những ước nguyện, những kỷ niệm hồi tưởng ngày xưa, hay những ý niệm của tương lai trước mắt, của mẹ tôi…

Màn đêm ấy là một vũ trụ bí mật, ngòai tầm tay với hay tri thức của tôi.

Mẹ tôi ở trong thế giới của riêng mình?

Ôi, màn đêm của mẹ tôi …

---

Tôi không có câu trả lời tại sao -- ngôi sao nào đã quá độc ác với người mẹ hiền lành của tôi, nhưng sáu tháng tiếp nối, tôi ở bên mẹ và nhìn thấy một hình ảnh màn đêm khác, trong thế giới của riêng mẹ tôi, với sự thóai hoá sức khỏe và tuổi già của bà.

Thế giới mới của mẹ tôi, thế giới chật hẹp quay chung quanh giường bệnh.

Mới hay cũ, tôi cố nhìn màn đêm ấy trong tuyệt vọng. Tôi không còn muốn tưởng tượng, như đã tưởng tượng ra vũ trụ bao la trong đó mẹ tôi bước những bước nhẹ nhàng rón rén đi tìm sao, những lúc tôi đi đổ lộc Thánh xuống con rạch thành phố để làm vui lòng người mẹ hiền lành, học thức, sâu sắc nhưng đã trở thành  mê tín, vì bà đã phải chịu khổ quá nhiều trong đời, cho nên cảm thấy bất lực trước số mệnh, và con đường độc nhất còn lại cho bà, là đi tìm một thế giới tâm linh ngoài phạm vi minh chứng của khoa học hay ngay cả tôn giáo chính thống.

---

Nhưng rút cục thì tôi vẫn phải đối diện với màn đêm ấy, như chuyến tàu chuyên chở những hồi tưởng của mẹ tôi.

Bà là giáo sư Việt Văn và là người rất yêu thơ, mớm cho tôi không biết bao kiến thức văn hóa và văn học nguồn cội. Bà yêu thuơng cái đẹp của “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,” của "cỏ cây xanh ngắt một màu xinh sao." Trong thế giới văn chương của bà, có hình ảnh của màn đêm. Của ánh trăng. Của thơ văn Hàn Mặc Tử một ngày “lâu quá không về thăm thôn Vỹ."

Bà xa xót cái không may của Thúy Kiều và bà chỉ nổi giận khi có ai khen tặng tôi "tài sắc.”

Bà thích tôi ca hát như Jennette McDonald, như Thanh Nga cuả "Tiếng Hạc Trong Trăng," hơn là cãi vã lý luận trước tòa án, trong chính trường, chắc nịch, đanh đá như bà Ngô Đình Nhu.

Mẹ tôi là người con gái mảnh mai của xứ Thần Kinh, mang theo tâm hồn giàu cảm lụy của xứ Huế và nỗi buồn ảo não của bà ngọai tôi.

Mẹ tôi tốt với bạn hơn chính bản thân mình, cho nên ai bà cũng quen biết như “bà chủ nhật trình” hay “bà chủ nhà giây thép” (ngôn từ mô tả những phụ nữ giao tế rộng cuả xứ Huế, khác hẳn với tôi, rất hài lòng với bản mệnh là sao Vũ Khúc (ngôi sao chiếu mệnh mang tính cách độc lập của những kẻ thích sống một mình).

Me tôi lấy chồng là con cả, người Bắc di cư, cho nên bà đã mang luôn nỗi buồn xa xứ của bà nội tôi, khi người phụ nữ gánh gạo trên bờ đê phải rời bỏ ruộng lúa của đồng bằng sông Hồng vì bản án oan ức của thảm kịch “đấu tố” năm 1954.

Năm 1975, mẹ tôi đã phải bỏ cha mẹ già ở bên kia bờ đại dương để theo chồng và các con vượt đường trường khi chiến tranh chấm dứt. Những ngày giờ của cuộc sống sau đó là những ngày giờ của nước mắt …Vậy mà mẹ tôi vẫn cố cười vui với bè bạn, bà con. Trong những ngày tha huơng, bà lấy lòng thuơng yêu người mẹ chồng đức độ để tự an ủi cho sự trơ trọi của bản thân bà. Và lấy cái học của các con làm sự thôi thúc của con đường đi tới trước mặt trong xã hội Mỹ.

Khi mẹ chồng nằm xuống, mẹ tôi khóc mẹ chồng bằng bài điếu văn của đứa con dâu có nghĩa và có tài văn học:


“Mẹ ơi, lưu lạc xứ người có bát cơm đầy nuôi thân là nhờ đức mẹ.
Đàn cháu thành người hữu dụng nơi xứ người, là nhờ lộc bà…"

Ai có lòng và biết gia đình tôi đều phải sa nước mắt khi đọc bài điếu văn này. Những ngày mẹ tôi liệt giường liệt chiếu, tôi thu dọn phòng bà, và góp nhặt những tờ giấy rời, trong đó có bài điếu văn này: mẹ tôi viết cho bà nội của tôi. Mẹ tôi, người con dâu trửởng làm nghề dạy học, đã ghi lại thành văn những lời bà nội tôi hay nói khi bà còn sống. 

Lời mẹ dạy: “Giúp người ta, cho người ta, kẻo phải tội!” Vâng, nếu không giúp người,, tức là có tội với trời.

Lời mẹ nói về việc trông nom đàn cháu: Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ.” Vâng, nuôi dạy và lo cho con cháu bất kể thân mình, đó là nhiệm vụ của mẹ già như kẻ làm vườn: mừng hoa, mừng nụ của trời đất ban cho…”

Tôi giật mình tìm thấy căn bản đạo đức cho cả một văn hóa tha hương, nằm ngay trong lời nói giản dị của người mẹ già đã từng gánh gạo trên bờ đê Việt Bắc ngày xưa để làm gương cho tá điền ̣(trong cuộc đấu tố Cải Cách Ruộng Đất, hai người tả điền ông bà tôi nuôi trong nhà, nhất định không nghe lời cán bộ để đứng ra đấu tố "Cụ Tổng," vì "Hai Cụ Tổng ăn ở nhân đức, đưa ruộng cho chúng t̀ôi cày lấy công hậu hỷ, cụ có ác đức bọc lột gì đâu mà bắt chúng t̀ôi đấu tố cụ? Cụ bà còn gánh gạo cùng với chúng tôi trên bờ đê cơ mà? Nhất định chúng tôi không làm ác, không đấu tố."
 
Và rồi, mất tất cả, và bà gánh nước trên hè phố Sài Gòn để nuôi đàn con đi học, những ngày đầu mới di cư vào Nam. 

Lời mẹ dạy: “Giúp người ta, cho người ta, kẻo phải tội!”  Ai cơ khổ, nhờ mì̉nh giúp mà mình không giúp, tức là mình có tội...

Lời mẹ nói về việc trông nom đàn cháu: "Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ.”  Trời ban cho có con, có cháu, là trời cho nụ, cho hoa.  Bổn phận phải trông nom, hy sinh, nuôi dạy.  

---

Khi mường tượng rằng tôi gặp việc bất như ý trên đường công danh, không vui hay nản chí, mẹ tôi luôn nói:

--Con ơi, “mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ?”

Câu thơ Nguyễn Công Trứ mà bà đã giảng trong lớp học ở Việt Nam trở thành phương châm cho con gái bà. Tôi mang câu thơ ấy và lời nói dịu dàng của mẹ để tiếp tục bắt đầu trở lại sau những lần bỏ dở con đường công danh. Và tôi chua chát hiểu ra rằng, hình như anh hùng chỉ có thật ở cõi đời này khi họ còn… vị ngộ!  Anh hùng khi "đượ́c ngộ" rồi thường hay biến dạng hay lộ ra bộ mặt thật tiểu nhân, kiêu căng, phè phỡn! 

Để tránh cho bà sự lo nghĩ và để…tiết kiệm thì giờ giải thích, tôi bắt buộc không cho phép mình tâm sự nhiều với mẹ về vấn đề công danh và nước Mỹ, những sự chọn lựa gay go, không người chỉ dẫn, cuả tôi. Vì cha mẹ tôi là những kẻ di dân vì hoàn cảnh mà đứng ngoài dòng chính để tôn tr̀ọng sự chọn lựa cuà̉ con mình.

Trong kiếp di dân ở Mỹ, sự xa cách giữa tôi và mẹ tôi là kết quả của con đường công danh và những thử thách mà tôi chọn lựa. Đến một lúc nào đó, mẹ tôi không hiểu và không biết tôi làm cái gì, động cơ từ đâu, như thế nào. Khi gặp tôi về thăm nhà, bà hay nói:

--Con ơi, làm người, có số!

Trong thế giới rất “Việt Nam hải ngọai” của bà, bà theo dõi chính trường, chọn những thế đứng rất rõ ràng về những vấn đề đạo lý. Bà rất hay đi quyên tiền để giúp người nghèo ở Việt Nam, một công việc làm nhiều người kính phục mà cũng làm rất nhiều người khó chịu -- ở đời này, ai là kẻ thích mở hầu bao cho những người không quen biết chỉ vì một bà cụ già (thay vì một đoàn thể có tiếng tăm) đứng ra xin??? Dần dần thì thiên hạ hình như ai cũng biết mẹ tôi là người… dễ sai và hay đi làm việc…chùa. Ai cũng có thể đem việc đến nhờ bà, và hình như chẳng bao giờ bà từ chối. Không những thế, người ta nhờ một phần thì mẹ tôi lại vui vẻ mà làm…mười phần. Bà lấy việc giúp người làm căn bản cuộc đời và làm niềm vui cho mỗi ngày trôi qua, dù rằng có rất nhiều ngày bà vẫn khóc vì những tâm sự riêng tư không lối thoát.

---

Mẹ tôi hay khóc những ngày giỗ ông bà trước bàn thờ tổ tiên.

Khi quay trở về thăm quê cuối năm 1994 (năm tổng thống Clinton bỏ lệnh cấm vận của Mỹ ở Việt Nam), sau gần 20 năm, mẹ tôi mới được khóc trước mồ ông bà ngoại cuả tôi. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. Đó cũng là kỷ niệm hiếm có giữa mẹ con tôi.

Y hệt như ngày mới ra trường làm cô giáo ở Hội An, mẹ tôi đã cởi áo len cho học trò nghèo năm 1955, thì chuyến về quê cuối năm 1994,  khi Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa còn rất nghèo nàn,  mẹ tôi, ở tuổi 60, đã cởi áo ngòai, cởi đồng hồ, vòng đeo tay để cho người nghèo ở Việt Nam trên bước đường du hành.

Bà cởi luôn đôi giày Reebox cho người bà con xứ Huế trước khi lên máy bay.

Về lại Mỹ, bà nhận việc đi trông coi cô giáo cũ ở Đồng Khánh Huế bị bệnh Alzeimer’s, công việc làm khong phải vì tiền mà là vì tình nghiã. (Tôi chua xót tự hỏi: Ngày nay, khi bà khắc khoải trên giường bệnh, ai là kẻ ghé thăm hay trông coi bà, như bà đã chăm sóc cô giáo của bà ngày xưa?)

---

Trong màn đêm cuả mẹ tôi, như cuốn phim, như chuyến tàu đi ngược dòng thời gian, tôi quay trở lại thập niên 1975.

Để nuôi con nuôi chồng những ngày đầu đến Mỹ, mẹ tôi đã đứng sắp hàng làm việc trong xí nghiệp, nai lưng bên cạnh với những con người xốc vác, sức khỏe như lực sĩ vượt hẳn bà trong môi trường làm việc chân tay. (Tôi vẫn nhớ hình ảnh mẹ tôi xanh xao đi bộ trên vỉa hè trong mưa tuyết của tiểu bang Bắc Mỹ, sáng sớm mỗi khi tôi đậu xe lề đường để bà vào xí nghiệp làm việc). Bà đứng làm việc trong xí nghiệp sản xuất vitamin để tôi đi học đaị học. 

Chì trong vòng hai năm rưỡi, tôi tốt nghiệp cử nhân, thì bà không còn phải làm việc chân tay ở xí nghiệp nữa. Tôi đi làm để bắt đầu dành dụm tiền giúp bố mẹ mua căn nhà đầu tiên ở Houston, và bắt đầu theo đuổi công danh cho riêng mình, không còn sự che chở của mẹ.

Khoảng cách bắt đầu từ đó, và mẹ tôi không còn nắm vai trò hướng dẫn công danh cho tôi được nữa.

Không quay trở lại nghề dạy học, mẹ tôi trở thành nhân viên Bộ Xã Hội, một nghề nghiệp rất thích hợp với bà, cho đến khi bà mang bệnh hiểm nghèo … Bà đi một mình vào nhà thuơng để làm giảo nghiệm (biopsy), rồi từ đó bác sĩ giải phẫu mang bà vào thẳng phòng mổ, một mình, không ai biết. Khi tôi biết thì mẹ tôi vẫn còn hôn mê trong phòng hồi sinh. Tôi là người đầu tiên đứng bên giường hồi sinh khi mẹ tôi mở mắt. Hai dòng nước mắt chảy dài trên gương mặt hốc hác của bà khi bà nhận ra tôi. Đó là những ngày tôi bắt đầu học luật (vừa đi học buổi tối vưà đi làm "executive" trẻ nhất cho Quận Học Chính Houston, bước đầu theo đuổi công danh). 

Ngày đầu tiên vào giảng đường lớp Luật đầu tiên là ngày mẹ tôi rời phòng hồi sinh, và tối hôm đó, tôi gối đầu lên cuốn sách luật đầu tiên, ngủ dưới chân giường bệnh viện của mẹ.

Sau đó là những tháng ngày đau khổ của mẹ tôi. Bà rụng hết tóc, không còn đi đứng vững, nhưng mẹ tôi can đảm tự chăm sóc lấy mình chống trả bệnh nan y, để con gái rảnh tay đi học. Tôi là người dẫn mẹ đi mua tóc giả và các dụng cụ cần thiết cho người bệnh. Ngày hạnh phúc đầu tiên là ngày tôi dẫn mẹ đi ăn nem nướng ở một trong những tiệm ăn Việt Nam đầu tiên của thành phố, sau một thời gian dài bà nôn mửa không ăn được …

Suốt đời, mẹ tôi can đảm chiến đấu với bệnh tật, với những tai nạn hiểm nghèo, và mang trong tim nỗi đau đớn tinh thần, sự chịu đựng phi thường của phụ nữ Việt Nam.  Đối với tôi, cuôc chiến đấu của bà còn dũng cảm hơn võ sĩ của đấu trường La Mã …Ở Mỹ, mẹ tôi có thể đi học lại, nhưng bà hy sinh cho chồng con đi học. Ở Mỹ, mẹ tôi cam chíu bất hiếu với ông bà ngoại tôi ở lại Việt Nam tuổi giả không người săn sóc, và mẹ tôi ̣đi làm để gửi tiền về Việt Nam nuôi cha mẹ, và nuôi cả học trò cũ chịu cảnh tù đày. Bà không hề nhờ vả chồng con.  Bà nuôi luôn ông Nhạc Sỹ Nguyễn Văn Tý qua văn sỉ̃ Văn Quang, và tư tay nuôi những kẻ khốn cùng cuả một Việt Nam nghèo ̣đói trước và sau thời điểm cấm vận.  Tất cả ở hai bàn tay ốm yếu và trái tim quá lớn cuả mẹ tôi.  

Sức khỏe èo uột, nhưng mẹ tôi rất dai sức và có óc khôi hài tuyệt vời. Bà nói chuyện rất văn chương, thành thật, tinh ý, và nhạy cảm. Bà thông minh và biết xoay xở tình thế, nhưng luôn luôn nhận chịu sự thua thiệt vì bản tính ngây thơ, nhu mì, bà không thể và không muốn ăn thua với người chung quanh.  Khi còn trẻ, ước muốn cuà mẹ tôi là daỵ văn chương làm đaọ diễn cho học sinh làm kịch sân khấu.  Nghĩ đến mẹ tôi, là tôi phải nhớ đến vở kịch thơ "Cô Gái Bán Gươm," cuà nữ sinh Đồng Khánh Huế, thập niên sáu mươi...  

Khi nói về bố tôi, có lần bà ngậm ngùi:

--Suốt đời, chỉ còn lấy cái học để leo bước thang xã hội…

Tôi ớn lạnh toàn thân: bà nói về chồng, hay nói về đứa con gái đầu lòng chính là tôi, hay về nguyên cả một văn hóa nhược tiểu của nguồn cội, nguyên cả một quá trình lập nghiệp và những mộng ước của số kiếp di dân?

Về những nỗi buồn tinh thần của bà, thì tôi chỉ có thể nói vắn tắt một câu: Mẹ tôi rất ủy mị, rất yếu ớt, nhưng cả đời, bà đã đưa tấm thân mảnh dẻ cua mình ra nhận lãnh tất cả những ngôi sao xấu cho chồng con, đến từ chồng con.  Mẹ tôi là mẫu phụ nữ Việt Nam hy sinh cho chồng con và thương yêu người xấu số trong xã̉ hội. 

Tôi, đứa con gái hiểu cuộc đời của bà nhiều nhất, biết tất cả những niềm đau của mẹ, cũng không tránh được việc làm cho mẹ phải lo âu phiên não vì những sự chọn lựa khác thuờng của tôi. Khỏang cách giữa tôi và mẹ chính là nỗi buồn tôi đã mang vào đời mẹ, tạo thành một phần trong màn đêm của mẹ. Và mẹ tiếp tục lo lắng cho tôi: từ miếng ăn, sức khỏe, cho đến ngôi nhà bỏ hoang khi tôi đi vắng, xa nhà, cho đến tiếng bấc tiếng chì trong cộng đồng di dân.

Nỗi lo lắng cho chông, cho con, cho người chung quanh, tiếp tục cho đến ngày bà liệt giường liệt chiếu…

Tôi biết rằng, trước cơn hoạn nạn bệnh tật không may cuối cùng, kể từ 1975, hình như mẹ tôi mang bệnh mất ngủ và gần như uống thuốc triền miên, dù bà vẫn nói cười và hết lòng trong việc từ thiện …

---

Màn đêm của mẹ tôi!

 Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mang trái tim tha thiết vì tha nhân, cặm cụi đi tìm tia chiếu của những ngôi sao xấu, để mang tấm thân mình ra làm bình phong ngăn chận những tia chiếu vô cùng hung hãn ấy. Lúc nào bà cũng chịu thiệt thòi cho tha nhân được huởng phần hơn. Và bà gọi đó là tình bạn, tình người ….

Những ngày tháng mẹ tôi liệt giường liệt chiếu vẫn tiếp tục trôi qua. Những người đã chịu ơn sự giúp đỡ của bà, người Mỹ có, người Việt có, lần lượt đến thăm... Có người ghé thăm rồi thảng thốt và mủi lòng đứng khóc. 

Nhưng rồi, càng ngày càng thưa thớt đi, những thắm thiết và bịn rịn của mọi người chung quanh.  Chỉ còn tôi với mẹ. 

Còn lại là màn đêm của bà, và đứa con gái đầu lòng là nhân chứng bất đắc dĩ của màn đêm ấy.

***

Mẹ tôi chỉ còn có 74 pounds, bà không thế gượng ngồi dậy một mình. Bà không thể xoay đổi thế nằm. Phải có người bế, có người đẩy. Nhưng khi được mang ra ngồi ở bàn ăn, mẹ tôi nắm lấy cạnh bàn để ngồi cho thẳng trong xe lăn. Rồi bà đan hai tay vào với nhau, để ngay ngắn trên bàn -- phong cách ngồi của một cô giáo, một nữ nhân có học và có lòng tự trọng, không phải của người đầu hàng trước sức khỏe èo uột, hay gục ngã trước căn bệnh trầm kha.

Tôi vẫn làm người đầy tớ trung thành cho mẹ. Vẫn chăm chú nhìn đôi môi run rẩy của mẹ hé mở đón từng muỗng cháo, từng miếng trái cây đã cắt nhỏ hoặc xay mềm. Vẫn mừng rỡ cho mẹ thải ra được chất nhơ qua hệ thống tiêu hóa đã mòi mòn.

Tôi chống đỡ với số mệnh. Tôi làm người “cắt sao” cho mẹ tuy không bước chân vào đền thánh nào cả.  Tôi không còn dịp lái xe chở bà đeo mang “lộc thánh” để chia xẻ với những linh hồn côi cút không chỗ trú chân, không người thờ cúng, trong thế giới siêu hình.

Và tôi vẫn bắt gặp, vẫn nhìn thấy ánh mắt chăm chú hết gan hết ruột của mẹ trong màn đêm, dưới ánh đèn mờ, từ chiếc giường sắt … Ánh mắt thăm thẳm như cả một vũ trụ đối diện người phụ nữ vì thuơng chồng con và hết lòng với mọi người mà lần mò trong bóng đêm để đi tìm những vì sao…

---

Ngày lại ngày, mẹ tôi vẫn thường mở mắt lúc nửa đêm, hay lúc trời tờ mờ sáng, những khi tôi phải thức dậy làm vệ sinh cho bà trong ánh đèn leo lét. Đôi mắt bà nói lên cả ngàn lời mà tôi không nghe được. Bà đã thao thức từ bao giờ? Màn đêm ấy bao phủ bà như thế nào? Đâu là giải ngân hà để bà đi qua bằng tâm thức?

Càng suy nghĩ về mẹ tôi, tôi càng tin tưởng rằng: Trong kiếp này, mẹ tôi đã tạo được cho chính bà một giải ngân hà kết toàn bằng những vì sao thánh thiện, sẽ che chở cho tấm thân nhỏ bé và trái tim vô cùng vị tha của bà. Suốt cuộc đời, mẹ tôi chưa hề làm ác hay hại ai bao giờ. Bà cho đi rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. Nếu có trách móc ai, đó chỉ là lời mẹ tôi than thở về định mệnh: số kiếp của những kẻ giàu tri thức, giàu tình cảm, nghèo vật chất, có tất cả, mất tất cả, hay cho đi tất cả, chung quy cũng chỉ là sự chịu đựng tia chiếu của các sao Địa Không, Địa Kiếp!!!

Có chăng, chỉ là câu than thân trách phận của người phụ nữ Việt Nam, khi phải một mình đi tìm cắt những vì sao…


***

Rồi từ đó, từ khái niệm của màn đêm, ở thời điểm này, tự nhiên tôi bắt đầu đi tìm mua cho mẹ những món đồ dùng hàng ngày có mang theo hình ảnh hoa hướng dương: tôi chỉ có thể tìm thấy ít chén bát, khăn ăn, khăn lau mặt…

Tôi loay hoay muốn có hình ảnh của hoa hướng dương chung quanh thế giới cô đọng vào chiếc giường bệnh của bà. …Tôi không muốn đi hái hướng dương ở ngoài đồng hay mua ở tiệm, vì e rằng phấn hoa có thể làm mẹ tôi bị khó khăn hay gây ô nhiễm đường hô hấp. Tôi sẽ phải quay về với nhũng cánh hướng dương tưởng tượng trong thế giới sáng tạo của hội họa.

Tại sao lại là hoa hướng dương?

Tôi suy nghĩ mãi về màn đêm của mẹ tôi và cho rằng con đường của mẹ tôi đi tìm những vì sao ác tính để cắt bỏ chúng, bắt buộc phải có sự hướng dẫn của một nguồn ánh sáng rực rỡ, trong lành. Tôi kết luận rằng nguồn ánh sáng ấy đến từ trái tim vượt bực của mẹ tôi. Với nguồn sáng ấy, màn đêm, sự lẫn lộn giữa sao ác và sao hiền trong vũ trụ bao la dầy đặc một màu đen kia sẽ trở thành vô nghĩa lý. Sự khác biệt hay ngăn chận giữa sao tốt, sao xấu bằng một giải ngân hà tốt đẹp sẽ không còn cần thiết nữa nếu mẹ tôi nương theo nguồn ánh sáng trong lành của mặt trời để cắt bỏ tất cả những vì sao hung hãn.

Cánh hướng dương của mẹ tôi nằm ngay trong tâm khảm của bà: ý niệm của lòng thành tuyệt đối, đã thôi thúc bà không quản ngại đi vào vũ trụ tối tăm để cầu xin sự buông tha của các vì sao xấu, để ngăn chận những tai ương của định mệnh, tất cả cho người chứ không phải cho mình.

---

Ấy thế mà trong những chuỗi ngày mẹ tôi liệt giường liệt chiếu, như một định mệnh oan nghiệt tạo ra bởi những vì sao xấu – những oái oăm tôi không thể ngờ tới, những khúc quanh tôi không muốn giải nghĩa cho tha nhân -- tôi đã phải để mẹ tôi nằm một mình với màn đêm của bà. Những vì sao độc vẫn còn ngự trị nhưng mẹ tôi sẽ không còn hay biết nữa. Tôi trở thành người chống đỡ tia chiếu của những ngôi sao ác độc hướng vào bà và vào tôi – tôi biến tôi thành tấm bình phong che chở, để bà được yên bình không biết gì về những thầm kịch của cuộc đời chung quanh vẫn còn tiếp tục. Thay vì khóc lóc, tôi chỉ còn biết đem đến để chung quanh mẹ một vài món đồ mang hình ảnh đẹp của hoa hướng dương.

Để tiếp tục bước đi, tôi phải tự cho rằng mình là kẻ độc hành, kẻ mồ côi, không còn mẹ để chia xẻ những đau đớn trong đời, dù rằng mẹ tôi vẫn mở mắt nhìn đêm tối.

Những óai oăm, oan nghiệt của cuộc đời ấy đang tiếp tục xảy ra chung quanh cái giường sắt kiểu bệnh viện tại gia của bà. Nếu tôi ghi tất cả vào một cuốn nhật ký, thì đó sẽ là cuốn nhật ký cần đem đi đốt, để tro bụi của những trang giấy bi thảm ấy sẽ không làm vướng bận đến giấc ngủ và trái tim mang bông hoa hướng dương của mẹ tôi.

Tôi nghĩ rằng những khắc nghiệt bất công của cuộc đời, những độc dược đến từ con người, chính là mớ tro bụi ấy. Tôi sẽ không bao giờ để cho mớ tro bụi ấy vướng lụy đến chỗ nằm thánh thiện của mẹ tôi.

Và tôi vẫn tiếp tục cầu mong cho mẹ tôi lành bệnh, được chừng nào hay chừng ấy. Tôi tin vào sức sống bền bỉ của mẹ tôi (life force), tin chất mầu nhiệm của sự nhiệm mầu (the miraculous nature of miracles). Và tôi vẫn tin tưởng y khoa. Nhưng tôi cũng chấp nhận rằng, ở kiếp này, chắc tôi không bao giờ còn được dịp đưa mẹ đi cắt sao buổi tối ở đền Thánh. Tôi không còn được giúp mẹ đem thảy lộc Thánh vào con rạch giữa thành phố, trong màn đêm.

Tôi chỉ còn có thể nhớ mãi ánh mắt của mẹ tôi chăm chú nhìn tôi khi tôi thức giấc làm vệ sinh cho bà và đó sẽ là hành trang còn lại độc nhất trên con đường thiên lý tôi đi. Trên con đường ấy, tôi chỉ có thể giữ lại cho bà, và cho mình, cánh hướng dương độc nhất. Cánh hướng dương không bao giờ tàn phai, vì ánh sáng của nó là muôn thuở. Nụ hướng dương ấy nở tung trên những ngón tay gầy guộc của mẹ tôi đi tìm những ngón tay của tôi dưới nếp chăn hay níu vào thành giường những ngày mẹ tôi liệt giường liệt chiếu. Đóa hoa nở tung trên khóe mắt xúc tích của bà. Nó tạo nên nụ cười yên lành trên đôi môi héo hon của bà, những buổi sáng trên giường bệnh, bà thức dậy và đã nhìn thấy tôi đứmg bêm cạnh giường. Nụ hoa hướng dương ấy sẽ là giải ngân hà cho chặng cuối đời bà, sáng óng ánh giữa màn đêm dày đặc.

---

My mother's sunflowers
(c) WND 2014

______

Tôi nhớ mãi giây phút sau đây, trong những ngày tháng săn sóc mẹ:

“Mẹ quay qua bên này với con,” tôi nói với bà một buổi sáng đứng bên cạnh giường.

I don’t know how to “qua,” bà trả lời bằng tiếng Anh, nhưng lại dùng chữ “qua” tiếng Việt. (Câu nói rất ngộ nghĩnh. Điều này nói lên tình trạng bệnh lý của bà: Khi một số tế bào não phia dưới, bên trái, đã mai một hay bị hư hại, trí nhớ gần (recent memory) và sự điều động khả năng ngôn ngữ bị xáo trộn hay rối loạn.)

Đôi tay gầy guộc của bà di động dưới tấm chăn như những lúc tôi nằm ôm mẹ, và tay tôi đi tìm tay bà. Rồi bà ngơ ngác nhìn tôi, đưa đôi tay gầy guộc ra trước mặt để phân bày. Như một trẻ thơ…Và rồi đôi tay gầy guộc ấy níu lấy thành giường để giúp tôi đẩy bà, vì bà biết bà không tự xoay người được nữa.

Tấm chăn và thành giường trở thành giải ngân hà cho mẹ tôi bám víu???

Giải ngân hà ở đâu, mẹ yêu thuơng của con?

Ở đây, ở nụ hướng dương quý báu của mẹ.

Tôi đã có câu trả lời, cho dù tôi rơi lệ.

---

Nụ hướng dương bất tử, ươm mầm, đến từ trái tim sáng ngời của mẹ tôi, nở trên những ngón chân yếu đuối, những ngón tay gầy guộc, mi mắt và khóe môi nhăn nheo, trên lồng ngực mỏng manh như tờ giấy của bà.

Nụ hướng dương ấy sẽ chẳng bao giờ tàn … cánh nở tung, rồi sẽ khép, quay về, lại bắt đầu ươm nụ, và bất tử, ở khởi điếm bắt đầu hay cứu cánh cuối cùng, tất cả trở thành một vòng tròn như luân hồi của đạo Phật, như giải ngân hà vòng quanh mặt đất bao bọc con đường đi của bà.

Nụ hướng dương làm rực rỡ màn đêm, vượt tất cả các vì sao. Xấu hay tốt, các vì sao sẽ nghiêng mình, cúi đầu, lu mờ trước cành hướng dương rực rỡ. Mẹ tôi sẽ không còn phải mò mẫm trong màn đêm của vũ trụ đảo điên để ngăn chận ánh sáng mục rửa của cái ác.

Ở đó, trên cành hướng dương, mẹ tôi tìm thấy hạnh phúc, yên bình, và sự che chở.

Nụ hướng dương bất tử ấy……

… chính là trái tim, TÂM THIỆN,* của mẹ tôi.
---
*Chú thích: Ngày xưa ở chùa Từ Đàm, Huế, mẹ tôi cho tôi, đứa bé lên bốn, quy y nhà Phật, lấy pháp danh là TÂM THIỆN.

Hình ảnh mẹ tôi, Giáo Sư Nguyễn Thị Từ Nguyên, ở trường Đồ̉ng Khánh Huế
đầu thập niên sáu-mươi 

Trìu mến ḱinh dâng hương hồn cuả Mẹ tôi, Bà Nguyễn Thị Từ Nguyên,
Giáo sư Việt Văn trường Trần Quý Cáp, Hội An, và Đồng Khánh, Huế,


DƯƠNG NHƯ NGUYỆN Copyrighted March 2, 2015; March 2023


Cội mai lưu lạc, truyện ngắn của Quế Hương

INTRODUCTION BY THE EDITOR:  The following short story reminds me of my own work, Daughters of the River Huong (first edition 2005 by Ravensyard, second edition 2011 by Amazon Publishing). In my novel, the protagonist Simone Mi Uyen returned to Hue in search of her ancestral house and a 100-year-old magnolia tree in the front yard.  That was where her grandaunt, a legendary daughter of the Vietnamese revolution, had committed suicide by hanging herself after being released from the infamous French prison Ho?a Lo` (Hanoi Hilton).  My Uyen's mother, then a young teenager, witnessed the suicide, yet did nothing to stop her aunt... 


Cội mai lưu lạc

Truyện ngắn của Quế Hương

Chị ở Pháp về thăm quê, nói tiếng Việt sõi như người Việt trong nước. Còn tôi là một hướng dẫn viên du lịch. Yêu cầu của chị không giống các du khách khác. Danh lam thắng cảnh, món ăn Huế chị còn biết hơn tôi. Chị chỉ yêu cầu tôi dẫn chị đi tìm một cội hoàng mai đã trên trăm tuổi, cội duy nhất còn sót lại của một Mai gia trang đã quá vãng nào đó.
"Nghe thì lẩm cẩm nhưng đó là ước nguyện của mẹ tôi. Bà tha thiết mong tôi khi về quê nhà, cố tìm cội mai cố tri mà bà tin vẫn còn sống”. - Chị giải thích bằng thứ tiếng Việt chuẩn xác nằng nặng âm sắc Huế. Cảm cái tình sâu nặng, tôi dẫn chị đi tìm dẫu "nhà" của chị chỉ là một nơi chốn trong kỷ niệm.
“Mẹ tôi bảo qua đàn Nam Giao, nơi trước kia vua tế đất trời. Chân đài có hai phiến đá kỳ lạ. Vua lầm rầm tế, thế mà chung quanh vạn người nghe rõ như có hệ thống loa phát thanh. Đi nữa, rẽ phải... qua chiếc cầu nhỏ cong cong rẽ trái, đi quãng nữa hỏi thăm Mai gia trang".
Mai gia trang ấy tôi chưa từng nghe nói tới trong mười năm làm hướng dẫn viên du lịch. Mai gia trang không còn thì cội mai ấy là một cội mai lưu lạc. Ở Huế có nhiều cội lão mai nhưng đa phần là mai kiểng. Còn của chị: "Mẹ tôi nói cội mai ấy gốc gác sơn lâm, sần sùi, khỏe mạnh, có sức sống mãnh liệt. Xưa, Mai gia trang có đến 50 cội. Xuân về bát ngát sắc vàng”.
Suốt một ngày loanh quanh hỏi thăm, chẳng ai biết một Mai gia trang như thế. Người phu xe mất kiên nhẫn càu nhàu: "Nhà vườn san sát núi mô mà núi. Mít thơm dày đặc mai mô mà mai. Hỏi người ta thêm cười". Hôm sau, chúng tôi đi xe đạp để có thể vào sâu các ngõ ngách, nương vườn mà vẫn chẳng có tin tức gì về cội mai lưu lạc. Nhưng tôi không bỏ cuộc vì giọng kể như khơi từ cả một nguồn nhớ của chị.
“Đã bao lần mẹ tôi dẫn tôi về nhà. Đó tề! Cái vòm cổng rêu phong đề ba chữ Mai gia trang. Dưới là câu thơ chữ Hán của Cao Bá Quát: "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (1). Qua khỏi cổng có bức bình phong bằng chè Tàu, hòn non bộ thu gọn cảnh sơn thủy hữu tình, núi non hang động, khe suối, chùa chiền, đình tạ, hoa có bốn mùa. Ở đó có những hình nhân nho nhỏ bằng sứ - ngư ông ngồi câu, tiên ông đánh cờ dưới cội  tùng, gã sơn nhân vác cành mai vàng xuống núi... Sau căn nhà cổ là một rừng mai...".
- Bác cho cháu hỏi. Cách đây trên nửa thế kỷ vùng này có chỗ nào gọi là Mai gia trang không? Trồng nhiều mai lắm! - Tôi lặp lại điệp khúc.
- Mai mô mà mai. Chừ đất là vàng. Vườn nào rộng xẻ bán, xây nhà, mở quán còn hơn trồng cái thứ chỉ hữu dụng mấy ngày xuân!
- Thế quanh đây có cội mai nào trên trăm tuổi không?
- Chú ni lạ! Ai mà để ý tuổi mai.
Chúng tôi lại đi, lang thang trong vùng trời kỷ niệm của chị: “Trong căn phòng mẹ tôi, một tủ sách phần lớn là sách cũ đem từ quê nhà. Hai bộ sơn mài Ngư Tiều Canh Mục, Mai Lan Cúc Trúc. Một khay trà bằng gỗ trắc, chân quỳ đỡ lũ ấm chén Tàu bằng đất nung bóng láng lạnh lẽo. Một chiếc độc bình cổ, loại dùng để cắm mai. Chỉ cần nhìn cái bình ấy mẹ tôi có thể thấy cả cành mai với những nụ căng mẫm ngời ngợi mầu ngọc bích, hé dần mầu nắng tháng Chạp quê nhà. Mẹ tôi đồng thời cũng là người thầy dạy tiếng mẹ đẻ cho tôi nằm đó, cạn dần sinh lực. Thế nhưng càng ý thức đời mình còn ngắn ngủi, sức sống tinh thần của mẹ càng mãnh liệt. Mẹ kể miên man chuyện quê nhà, khi mệt nhắm mắt lại nghe tôi đọc Kiều... Mẹ sinh tôi ở đất khách nhưng cho một mảnh hồn Việt. Trong nhà nói tiếng Việt, giữ gìn nếp Việt. Nhưng rốt cục chỉ có tôi là giống mẹ. Còn lại Tây hóa cả. Mẹ mất, tôi bơ vơ ngay trong gia đình của mình... Chuyến này tôi qua đây để dọn đường về. Nếu tìm được mảnh đất xưa ai đó bán lại, đắt mấy tôi cũng mua để đem tro bụi của mẹ về".
Đang kể chị bỗng ngừng rồi sà xuống bên đường nâng trên tay một đóa hoa dại kêu lên:
- Hắn đây rồi! Hoa Ngũ Sắc phải không anh?
- Răng chị biết tài rứa?
Mẹ tôi tả: "Hoa Ngũ Sắc mầu tươi tắn, đỏm dáng, mọc đầy ven sông triền đồi xen lẫn những đốm tím buồn của hoa Bâng Khuâng. Lồng Đèn như quả bóng
xanh trong cỏ. Hoa Cẩn mầu đỏ có tua dài. Thuở nhỏ mẹ hay hái chúng để chơi trò đám cưới...”
- Chị phải yêu mẹ lắm và mẹ chị phải yêu quê nhà lắm! - Tôi buột miệng.
- Vâng. Ba tôi đi du học thành tài rồi không muốn về nước. Ba đón mẹ qua như bứng cây trồng nơi đất lạ. Cây được chăm bón mấy cũng cằn cỗi dần. Đến khi con cái lớn khôn, thành đạt, mẹ quyết về thì lại ngã bệnh... Rồi chị nói lảng: Tôi còn biết trái sim ăn ngòn ngọt, tím miệng. Trái móc chua chua chát chát mồm xanh lè. Trái dâu núi ăn vào môi đỏ như son.
- Chị giỏi quá! Gặp khách như chị phải đổi vai mới đúng.
- Nhưng tôi chỉ biết đến chúng trong thế giới hoài niệm của mẹ tôi, còn anh thì trước mắt.
- Tôi cũng chưa được ăn trái sim rừng, nếm trái dâu núi. Mà chị về đây không sợ khổ ư?
- Sướng khổ tùy người. Quê mình khối cái giàu. Chỉ sợ đem cái giàu thật đổi lấy cái giàu "dỏm" phù phiếm xa hoa đó thôi!
Chúng tôi chợt dừng lại bên một ông lão ngồi bên nấm mồ, đôi mắt côi cút lặng thinh lang thang trên những hàng mộ nhấp nhô sau lưng một dãy nhà.
- Ôn (2) ơi cho con hỏi!
Tôi nói lớn nhưng ông lão vẫn nghiêng tai ngơ ngác.
- Xưa ở đây nghe nói có một vườn trồng nhiều mai lắm gọi là Mai gia trang phải không ôn?
- Cái chi! Ôn điếc, nói to lên!
- Mai gia trang... Mai... Mai gia trang... một vườn mai - Chị hét to.
Ơn trời cuối cùng cũng lọt vào tai ông lão tiếng "mai”!
- Mai hả? Chặt hết rồi.
- Nhưng xưa kia nhiều lắm phải không?
- Ừ nhiều lắm! Vườn ôn Thản nhiều lắm!
- Đúng rồi! - Chị reo lên rồi ôm chầm lấy ông cụ - Cụ cố tôi tên Thản... Tìm ra rồi anh ơi!
- Chặt hết nhưng còn sót một cội nằm trên một rẻo đất nhỏ của Mai gia trang ôn biết ở mô không? - Chị lại hét.
- Mụ ấy hả? Chết rồi! Mụ nằm đó tề!
- Ông lão đưa tay chỉ nấm mồ bên cạnh
- Cả tụi thằng Khoan, thằng Lé, con Bưởi, con Bòng, nằm đó hết. Họ đợi tui thế mà con tui xây mồ cho năm năm rồi mà vẫn chưa chết. Buồn, tui ra đây chơi. - Một cội mai già lắm ở mô ôn biết không?
- "Lão nhi bất tử vị chi tặc”!
- Ông lão điếc lác lại lẩm bẩm một mình, chẳng để tiếng nào lọt tai nữa.  Chúng tôi đành phải bỏ đi. Chị cứ ngoái nhìn cái bóng bơ vơ bên những nấm mồ còn lòng tôi nằng nặng câu thơ Giả Bình Ao: "Người cùng thời chết cả. Chỉ còn một mình bà. Ngồi giữa bãi tha ma. Bà là bia mộ của những người đã khuất?
Đến đúng chỗ rồi anh ạ! - Chị phá tan im lặng! - Biết mô tôi sẽ gặp quanh đây vòm cổng cũ có câu thơ xanh mực rêu của Cao Bá Quát hoặc cội mai cố tri  của mẹ. Mẹ tôi bảo: "Cội mai ấy sát bên nhà, hắt bóng vào phòng ông ngoại. Ở đó, bốn mùa, ông theo dõi từng biến chuyển tồn sinh của nó. Ông gọi nó là huynh vì nó có từ buổi đầu lập Mai gia trang. Năm nào đến mùa trảy lá, cội lão nhất cũng dành cho vị cao tuổi nhất của Mai gia trang. Ông vừa trịnh trọng trảy lá vừa lầm thầm xuýt xoa: “Huynh chịu khó để đệ vặt lá cho huynh ra hoa". Ông thấu nỗi đau mà loài cây ấy phải trải để khai hoa nở nhụy cái đẹp. Hàng năm Mai gia trang có hai ngày hội: Ngày xanh đất tức ngày trảy lá và ngày vàng cây là ngày hoa nở rộ nhưng mẹ thích ngày xanh đất hơn. Ngày ấy toàn thể Mai gia trang đều phải ra vườn, hàng xóm cũng tới giúp.
Năm mươi cội mai trút hết lá xuống vườn, phủ xanh đất, trơ những bộ xương mai kiều diễm. Mỗi cội mỗi cốt cách - cội sù sì mốc trắng, cội xanh mượt mầu rêu, cội mảnh khảnh yểu điệu, cội thanh tân đài các, cội đường bệ trầm tư... Cội mai già bên cửa sổ vượt trội hơn cả. Nó đứng đấy vươn cái dáng do đất trời và thời gian chạm khắc, gầy guộc mà vững chãi, thách thức và đón đợi...”
Giọng chị bỗng chùng xuống , trĩu nặng: "Ông mất vào mùa mai cuối cùng của Mai gia trang. Mẹ tôi bảo, năm ấy, dường như linh cảm được đẹp lần cuối cùng, cả vườn mai bừng trổ hết hương sắc. Hoa nối hoa, nụ nối nụ, cây nối cây... cả một vùng trời chói lọi bởi cái mầu vàng bát ngát ấy của Mai gia trang.
Cội mai già toàn thân như tỏa ánh xanh bởi những chùm nụ căng mẩy, ngời ngợi màu ngọc bích. Ông đây ngã bệnh nằm một chỗ suốt mùa đông ấy, thế nhưng những ngày cuối tháng Chạp đòi mở cửa
sổ suốt ngày để chờ mai nở. Tựa tấm thân mỏng như phiến lá bên chồng gối kê cao, ông đăm đắm ngóng cội mai già cho đến khi nó hé nụ cười đầu tiên, nụ cười huynh - đệ ấm áp như mầu nắng tháng Chạp. Ông “đi” thanh thản, cội mai già trong mắt, mãi mãi đẹp ở khoảnh - khắc - vĩnh - cửu ấy!
- Chị kể hay thật làm tôi cũng ngỡ như thấy trước mắt.
- Không phải tôi mà mẹ tôi. Mẹ kể đến chục lần, lần sau hay hơn lần trước. Khi da diết với một điều gì, người ta đột xuất có "khả năng văn sĩ” để với cho tới, trút cho cạn nỗi niềm sâu nặng trong lòng phải không anh? Chị cười ròn tan, tiếng cười rung cả đóa mai vàng tôi vừa chợt thấy.
- Rồi răng nữa chị?
- Rứa chớ răng! - Chi trêu tôi bằng cái giọng Huế đặc như để nén tiếng thở dài - Chôn ông xong các ông con đo đạc, giăng dây, chuẩn bị xé Mai gia trang từng mảnh chia nhau bán!
- Còn mai?
- Chặt - Chị rùng mình - Mẹ tôi bảo mẹ tôi không bao giờ quên khoảnh khắc tàn sát vườn mai ấy. Thuê cả năm người đốn cật lực trong suốt một tuần mới phá xong vườn mai lập từ thời cụ tổ. Cụ vốn là người yêu mai, về quan chỉ bạn cùng mai, lúc chết trối độc một chữ “mai". Đời con rồi đời cháu hiểu ý nghĩa nhìn mai mà sống, "học cái đức lớn trong hồn hoa nho nhỏ". Nhưng đến đời các cậu tôi thì hết. Các cậu lớn lên từ Mai gia trang nhưng lại theo Tây học. Khi thành đạt trở về, bóng họ cứ dềnh ra, to lớn, còn bóng ông thì bé lại, lom khom thui thủi trong vườn mai. Họ thấy ở Mai gia trang cái gì cũng gò bó, cổ hủ lạc hậu. Họ ghét cả loài hoa ám ảnh họ tộc đã mấy đời... Bởi vậy  khi ông nằm xuống, số phận vườn mai đã được quyết định... Chỉ tội nó không sống trọn mùa xuân cuối cùng. Những cây rựa sắc lẻm huơ lên, hoa mai như đàn bướm bị xé xác, lả tả rơi, nghìn nghịt phủ kín vườn. Nước mắt hoàng mai tuôn mấy ngày ròng chưa cạn... Một người hàng xóm vốn cũng rất yêu mai, chịu không nổi cảnh ấy, bỏ tiền mua rẻo đất có cội lão mai đẹp nhất Mai gia trang, cội mà mẹ tôi tin vẫn còn sống và chúng ta đang đi tìm. Con trai ông ấy là bạn ấu thời của mẹ tôi. Mẹ gọi là anh cu Lực. Mỗi lần nhắc đến đó mẹ lại lấp lửng rồi im lặng.
*
Cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra nó, cội mai lưu lạc nhưng chỉ còn... cái gốc, trên "mọc" một người đàn ông đang ngồi rít thuốc.
- Cho tôi hỏi... phải nhà ông Lực đây không?
- Phải, nhưng ông già tui chuyển hộ khẩu ra nghĩa địa rồi, có chi không?
Người đàn ông xoay người nhìn hai vị khách lạ nhưng vẫn không rời "cái ghế" có vô số chân bò tứ tán khắp sân. Chị nhìn nó lắp bắp:
- Gốc... một... cội mai... phải không?
- Răng biết? - Chủ nhà ngạc nhiên.
- Một cội mai già, tuổi cả thế kỷ rưỡi.
- Già lắm... mấy đời rồi
- Lại rất đẹp, rất hiếm.
- Y chang giọng cha tui... Cái chi đẹp, quý, hiếm, dành cho hắn cả. Nhưng ngó tề! Chặt cút phần trên rồi mà phần dưới tỉnh bơ, rễ bò tứ tán, tới tận thềm,
chui dưới nền nhà. Cái thứ sống dai nhách, càng già càng bám khoẻ. Sống lâu thành tinh rồi. Đồ phá hoại, đồ xui xẻo. Vì hắn mà ông già tui tâm thần. Chừ chặt rồi, bới rễ cũng mệt, hỏng luôn cả vạt sân tráng xi-măng. Để đó, ai mua bán quách. Đất này mai ám, làm ăn không ra.
- Để tôi mua cho - chị hớt ngang, không giấu nỗi vui mừng.
Người đàn ông đứng dậy, tò mò nhìn người đàn bà lịch sự như từ trên trời rơi xuống rồi quét tia nhìn tinh quái đến gốc mai cụt đầu, căn nhà lụp xụp, mảnh sân lồi lõm, đáp gọn lỏn:
- Mười hai cây vàng. Chắc giá.
- Được.
- Không đổi ý. Đặt tiền cọc đi.
- Nhưng anh mời tôi vào nhà đã chứ. Tôi muốn thắp cho ông cụ nén hương. Xưa ông với mẹ tôi là chỗ quen biết, bạn thời thơ ấu.
- Rứa thì bà cũng gốc gác vùng ni?
- Vâng.
Chủ nhà vồn vã hẳn, mời khách vào nhà, lăng xăng pha nước. Trên chiếc bàn thờ lạnh lẽo, một người đàn ông đang nhìn chị. Ông ta có gương mặt chân chất dễ mến, không già như mẹ. Đằng sau khung ảnh, ông ta ở ngoài - thời - gian. Chị chưa từng hình dung vị trí ông ta trong cuộc đời mẹ vì bao giờ mẹ cũng "khóa” ngay chỗ đó, quẳng chìa khóa tận đáy ký ức.
- Ông cụ mất lâu chưa anh? - Chị gợi chuyện.
- Chưa giáp năm.
- Còn cội mai mới đốn?
- Năm mươi ngày ổng xong tui chặt. Khi ổng còn sống, đố ai đụng vào nó, ổng phang chết. "Bồ" ổng đấy! Những năm cuối đời, ổng không được minh mẫn. Cái đáng nhớ thì quên, cái đáng quên thì nhớ. Con gọi là bác, vợ gọi là chị, cây gọi là em đến nỗi bà già tui phát ghen luôn.
- Với cội mai hả? - Chị bật cười.
- Tại ổng cứ em em, anh anh ngọt xớt với nó. Tui bảo mạ ghen làm chi cho mệt, cội mai già khú đế chứ có phải mụ nạ dòng hàng xóm mô mà! Bà già tui tìm đủ cách yểm cây mai mà hắn không chết đó chứ! Đóng đinh, hơ lửa, chặt lén đủ cả rứa mà hắn cứ sống nhăn. Ông già tui thì cứ mỗi mùa mai dõi theo từng nách lá, ngóng từng nụ, đếm từng hoa... Mấy mươi năm, đêm ba mươi Tết nào ổng cũng ra sân, quờ quạng mò mẫm trong bóng tối để ngắt cho được một đóa mai sáu cánh. Nếu được ông reo to: "Trúng phóc một đóa sáu cánh rồi. Mai phù hộ anh mà! Mạ tui lại đùng đùng nổi giận chạy ra lôi ổng vào... Đóa hoa sáu cánh đó ổng ép rồi cất vào hộp. Chị đợi tui chút.
Chủ nhà vào trong lấy ra một hộp thiếc. Trong hộp, trên miếng nhung lót là những đóa mai sáu cánh nằm kề bên nhau gần kín bề mặt hộp thiếc. Chị ngạc nhiên thấy bên cạnh những đóa hoa thật khô quắt, mỏng tang, phai nhạt lác đác điểm những đóa mai giấy mầu vàng. Chúng không phai tàn. Chủ nhà giải thích:
- Đó là những năm cha tui không đón giao thừa bên mụ mai. Ông bận đi xa. Khi trở về, ông cắt những đóa mai sáu cánh bằng giấy đặt vào để mùa mai vắng mặt ấy vẫn có mặt trong cái hộp lưu trữ thời gian của ông. Hoa thật, hoa giả, cả thảy năm mươi ba đóa.
- Anh đếm à?
- Chị không thấy chúng nằm theo hàng à? Vị chi năm mươi ba mùa mai nở.
Chị lấy tay mân mê một đóa ở góc hộp. Lập tức đóa hoa rã thành bụi dưới tay chị. Chị thụt tay lại lắp bắp:
- Mẹ tôi... Mẹ tôi cũng có một đóa hoa mai khô y hệt đóa này! Một đóa thôi, cất trong cái hộp nhỏ khảm xà cừ. Khi mẹ mất, tưởng gì quí lắm tôi mở ra xem, chạm vào thì rã thành bụi như thế này!
- Mấy người già lẩm cẩm lắm! Thôi trở lại chuyện mình đi.
- Có gì mà trở lại trở đi. Anh hô mấy, tôi đồng ý mấy. Nhà, anh có thể dỡ lấy vật liệu nhưng gốc cây mai thì để nguyên đừng đào xới chi hết. Còn cái hộp này - chị ngập ngừng - nếu anh không giữ thì... cho tôi xin!
- Chị lấy đi! Tui giữ làm chi đồ ba láp đó. Tui khác ông già tui, cái gì đáng đồng tiền bát gạo mới cất.
- Cám ơn anh.
Chị bỏ cái hộp vào túi xách và tôi có cảm tưởng nó trở nên nặng trĩu bởi năm mươi ba mùa thương nhớ.
*
Mấy năm sau, tôi có dịp trở lại vùng đó. Trước thềm thiên niên kỷ mới, “đất núi” cũng chuyển mình. Khó nhận ra nơi tôi và chị lang thang hai ngày trời để đi tìm dĩ vãng. Khu nghĩa địa nhỏ nơi ông lão cô đơn ngồi chơi trên nấm mồ xây sẵn cho mình cũng đã biến mất. Một công trình xây dựng quy mô đồ sộ sẽ trình thế kỷ mới một làng đại học xứng đáng với tầm cỡ của một cố đô văn hóa.
Và nó chợt hiện ra trong tầm mắt tôi, giữa tiếng reo phát hiện của mấy du khách theo cùng. Nó tách khỏi khu vực quy hoạch xây dựng bởi một con đường nhỏ, mảnh mai mà kiên định vạch một lằn ranh giữa hai thế giới. Tôi nhận ra nó ngay bởi cái gốc sần sùi rêu bám, mặt trên nhẵn thín bởi dấu đẵn ngọt và một đám rễ chằng chịt bên dưới đã bám vào đâu là bám cho đến chết. Có điều, từ cái gốc nhẵn thín câm lặng kia lại trồi lên một mầm sống mới, một nhánh mai non tơ mảnh khảnh, rạo rực vươn lên. Cội mai cụt đầu thành cái bình cắm một nhành xuân tuyệt tác. Những du khách đi cùng giở máy ảnh bấm lia lịa như để chộp lấy một hình ảnh tương phản và rất “đời”, một sự hóa thân nhẹ nhàng mà mãnh liệt.
Chị hiện ra từ một căn nhà nhỏ làm bằng tre và gỗ xinh như căn nhà đồ chơi. Chị khoe với tôi lần này chị về dạy văn học Pháp cho sinh viên khoa Pháp ngữ để có cơ hội nghiên cứu văn chương Việt. Chị yêu cả hai nền văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn chị. Khoe xong chị trỏ vào gốc mai và bảo:
- Nó đấy! Anh còn nhớ nó không?
- Nhớ chứ? Giờ thì tôi hiểu tại sao chị cố mua cho bằng được cái gốc của "cội mai lưu lạc" ấy.
- Bởi vì mẹ tôi và cả tôi nữa đều tin ở sức sống mãnh liệt của nó. Anh thấy không, nhánh mai con đã cứu vãn danh dự cho "hiệp sĩ cụt đầu”, vẫn trào dâng sự sống!
- Thế chị có mơ gây lại một Mai gia trang không?
- Không bao giờ anh ạ! Mỗi thời mỗi khác. Để đất làm những thứ hữu ích hơn nhiều - chị trở tay về khu đất đang xây dựng - nhưng tôi trân trọng kỷ niệm. Mọi thứ đều có cội nguồn gốc rễ. Mẹ tôi đã dạy tôi điều đó. Dù mẹ có ở chân trời góc bể nào, tâm hồn mẹ cũng mọc rễ ở đây. Cha tôi có thể tách mẹ tôi khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim bà... Tôi đã đem tro bụi mẹ về. Căn nhà be bé xinh xinh giữa hoa và lá đó là nơi thư giãn tinh thần và cất giữ kỷ niệm. Đôi khi tôi nghe tiếng mẹ cười, tiếng cười thời con gái, trong vắt. Một người bà con của tôi ở đó trông nhà, hương khói cho những người đã khuất. Còn tôi đi đi về về... Ngày tôi được về hẳn, nhánh mai con ấy chắc đã thành cội rồi anh nhỉ!
-------------
(1) Một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai.
(2) Ông - Người Huế thường gọi là "ôn".