VH Tiếng Nói Văn Học Việt Houston VH

VVH Tiếng Nói Văn-Học Việt-Houston (Viet Voice From Houston). Xin gửi bài vở về địa chỉ wendynicolennduong@post.harvard.edu. Contributing articles and commentaries should be submitted to wendynicolennduong@post.harvard.edu.

COPYRIGHT NOTICE AND DISCLAIMER

Về vấn đề bản quyền (copyright) cho tác giả Việt Nam của các bài viết được đăng tải ở đây: Chúng tôi nhận được những bài viết này từ độc giả hoặc từ các môi trường truyền thông của các nhóm người Việt, vì tác phẩm đã được phổ biến ở một môi trường công cộng nào đó. Chúng tôi mạn phép đăng tải theo lời giới thiệu của độc giả, dưới thẩm quyền "fair use exception" của luật trước tác bản quyền, vì làm việc cho mục đích giáo dục quần chúng, không vụ lợi. Nếu độc giả nào biết tác giả, xin cho chúng tôi biết để gửi lời chính thức xin phép, hoặc nếu tác giả không bằng lòng, xin cho chúng tôi biết ngay để chúng tôi lấy bài xuống theo ý của tác giả.

disclaimer re content

Quan điểm của tác giả hay độc giả trình bày ở đây không phải là quan điểm của người hay nhóm chủ trương VVFH, và vì thế chúng tôi không chịu trách nhiệm về những quan điểm hay dữ kiện đưa ra bởi tác giả hay độc giả. The views and supporting facts expressed by the authors or commenters published here are not necessarily those expressed or endorsed by VVFH or its editors. Accordingly, VVFH disclaims liability with respect to such content.

MỤC ĐÍCH:

Lời nhắn với học trò Việt Nam của giáo sư WENDI NICOLE Dương, cựu học giả FULBRIGHT Hoa Kỳ và cựu giáo sư luật đại học Denver:


Cô thành lập tập san này là đề cố gắng giữ lại những cái đẹp trong văn hóa cội nguồn của Việt Nam, đã giúp chúng ta đứng vững trên hai ngàn năm, dựa trên những giá trị đặc thù của người Việt nhưng đồng thời cũng là giá trị tổng quát của nhân loại. Hy vọng TIENG NOI VAN HOC VIET-HOUSTON, gọi tắt là VH, hay VVFH (Viet Voice from Houston) sẽ đến với người Việt trên toàn thế giới, qua độc giả thích văn chương văn học trong cả hai ngôn ngữ Việt-Anh, từ bàn tay và ánh mắt của một số it học trò Việt đang sinh sống ở Mỹ hoặc ở Việt Nam, của chính cô, cũng như của thế hệ đi trước biểu tượng là cha mẹ cô, những giáo sư ngôn ngữ.


Wendi Nicole Duong (Nhu-Nguyen) tháng tư April 2015

TRIO OF WATER LILIES

TRIO OF WATER LILIES
TRIO OF WATER LILIES enamel, markers, pen and pencil on paper. artwork by Wendi Nicole Duong copyright 2013: in all three regions of Vietnam, one can always find Hoa Sung, water lilies!

Saturday, November 30, 2019

hồi ký DNN, Những Cỗ Quan Tài của Tĩnh Tâm, bản mới nhất tháng hai 2023


My grandmother,
the aristocratic woman of Huế, Việt Nam



My mother, the young bride from Huế, Việt Nam


My father, the retired immigrant teacher,
along the coast of Texas, 
about five years before his passing


Những Cỗ Quan Tài của Tĩnh Tâm

NOTE FROM THE AUTHOR:  

Below is my first piece of Vietnamese creative writing penned in or about 198́8,  when I just started my job as a young lawyer for the U.S. Securities & Exchange Commission in Washington, D.C. (Leaving my law firm to work as a government lawyer meant I could get away from billable hours, so I started to write at night).  

Out of an impulse, I stayed late at work one evening to write this short piece. Totally impromptu.  I wrote about the image of my grandmother and her wait to catch floating coffins.  The floating coffins came to her in a dream.  

But whose coffins?  

***

I wrote without a break, and cried on every line of text.  This was the first and the only time I wept my heart out for the loss of South Vietnam in 1975 -- the loss of whom and what I loved.  

That same weekend, I sent this this piece to my father in Texas. He then retyped it on his manual typewriter, put in the Vietnamese diacritics by hand, and sent it to Van Hoc in California in 1989.  Nguyen Xuan Hoang (who took over Mai Thao's editorial role in exile) read it, and the next thing my father told me was that the piece was published, first in Van Hoc and then The Ky 21 for the Vietnamese-speaking community in America. 

That was the moment my father  recognized me as a creative writer of the Vietnamese language, 

To him, I had arrived. 

***

The piece  was also the beginning of Mui Huong Que (The Cinnamon Fragrance), my first Vietnamese collection of creative writing published for the exile community. Van Nghe bought it, financed the printing and distribution, and paid me a lump-sum royalty.  I remember my father beaming: 

"You have earned your place in Vietnamese literature, even though we are now in exile," he said. 

I didn't at all realize what that meant to my father.  His pride and sense of accomplishment.  I took it all for granted. 


***

To many Vietnamese, the collection was unusual and controversial, because of its thematic treatment and daring nature of at least two short stories that had gender relations and sexuality in each, often misconstrued and misunderstood.  

I didn't care, and neither did my parents. 

If I had earned my place in Vietnamese creative literature that way, as my father had contentedly told me, with a twinkle in his eyes, such a place was due to the short piece below, one of the two memoirs in the collection. 

***

But there is something else, besides my memory of the twinkle in my father's eyes.  

In retyping this short piece, my father had suggested to me two conceptual additions to the text.  He felt I should mention the river, and then the universe.  He even mentioned Neil Armstrong, the first American to walk on the moon.   What did that have anything to do with me?  \

Of course it did.  I should have known better. 

It was July 1969, more than a year after the 1968 Tet Offensive, when Apollo 11 landed on the moon, and Armstrong made history that summer, after I had entered junior high school in Saigon.  Prior to the Tet Offensive, my father had made a trip to America as a delegate representing South Vietnam's Minister of Education and Culture. His job was to study Medicare and Social Security so that  the Ministry could help the Prime Minister implement a similar program for the old in South Vietnam.  My father had taken home a black-and-white 11-inch television.  That was our treasure, as we moved into our first house in the Republic.  My father's plan was to open up our front door so that all the children in the neighborhood could come in to watch TV.  but the Tet Offensive delayed our plans.  So, that summer of 1969, my father opened our doors and the kids came in to watch the greatest news of all:  man had reached the moon.  Two American men were walking the surface of the moon!  

I, too, was a kid like the rest of the audience from the neighborhood.  We were used to believing in the Vietnamese folk tale: that on the moon, there existed a tall and bushy banyan tree, the cay da.  A little boy named Thang Cuoi sat underneath the tree.  Together with the beautiful fairy named chi Hang, Miss Lunar, Thang Cuoi inhabited the Moon.  

Not any more after that night when all the kids and I and my siblings glued our eyes to my father's 11-inch TV set.  It was a Sony, I still remember, our first television.  There was no more Thang Cuoi the little boy who slept underneath the shade of the banyan tree, or the beautiful Chi Hang Ms. Lunar who danced her fluttering silky sleeves over the sleepy head of Thang Cuoi.  All fantasies and fables were gone as Armstrong and his cohort walked their first steps... 

Why in the world did my father mention Armstrong for my short piece?  I dimissed the idea. My father must have stretched his imagination.  He was thinking far too much about our house and the memories of our previous life in Saigon.

*** 

 So, as he started to explain, I stopped him and quickly turned down his suggestions.  Back then, I was still on this blinding path of Americanism. I wanted to extract myself from any parental influence on my thought process, although I had cried for the past -- my life with my family in Vietnam, and had entrusted to my father my  first peace of creative work written in our mother tongue since the fall of Saigon. 

 Like a fool, I gave my father no chance.  No mentioning of Neil Armstrong in this piece, Daddy. 

He stopped talking, and silently accepted my rejection.   

***

I found out, later, the reason why my father mentioned Armstrong.  It had something to do with his love and exposure  to Vietnamese creative literature.  The motif.  The symbolism that triggered his love. I learned far too late that his literary experience with the Vietnamese language centered around stars, galaxies, and the mysterious universe. 

***

Today, my father is dead.  

After his funeral, in the papers he left in his room, I found a copy of his book published in Saigon in 1970:  "An Anthology of Vietnamese Creative Literature."  He had used this anthology as a textbook in the art of translation as a way to teach English as a second language to college students in his class. The young men in his class at the Faculty of Letters, University of Saigon, would have to go to the battlefields unless they passed his exam, because English as a Second Language was an important subject for the Faculty of Letters.  My father had returned to Saigon for a visit in the early 2000s, and had found a copy of his textbook at somebody's house.  He repurchased it from the owner and took the copy back to the U.S.  

The book had found its author. Just like that. Coincidence. At random.  Ir simple pre-destiny. 

The book seemed to wilt in my hands.  The pages were so old they had turned yellow and even brown, as though they could crumble under my touch.  But they endured amazingly, as though they were just waiting for me to read them.  

My father had selected what he considered to the best and most representative of Vietnamese modern prose for this textbook. Among the short stories he selected for his anthology was "The Illuminating Stars of Dieu"  written by South Vietnam's premier novelist, Mai Thao.  To my father, this short story  marked the talent and literary career of Mai Thao. The story was about the friendship between two young Vietnamese men.  They met each other through  their refugee experience running away from war zones during Indochina War of 1946 -- Ho Chi Minh had called for a national voluntary draft of young men to join his Viet Minh troops as soldiers to fight the French.  Of the two young men, Dieu was obsessed with stars.  He taught his new friend what stars meant to him.  When the war subsided, the two young men each  returned to their home.  Dieu visited his friend once, during which time, they talked more about stars.  And then the narrator received news that Dieu had died because of tuberculosis, the most prevalent killer of Vietnamese during such time.  

In English, the excerpt read as follows:

MY FIRST STARS

At the age of seventeen, I spent a good deal of time looking at stars.  I called them "The Illuminating Stars of Dieu.   I will explain later why I always recalled those stars as memory of my youth and the war of our time.  During that time, we were taking refuge of Hien street, in the thatched boarding house of the old village Bang. That was our abode. The small spot in the garden near the pond became our astronomic observatory. We went there to sit every night. Our young and naive souls opened dreamy paths to the peak of the sky.  The manuscript of my first poems, with its foreword written by Dieu, was never printed eventually, but during such time, we gave it a title: The Stars of my Horizon.  Those first poems of mine were written during the late hours of endless provincial nights under a small lamp, while we both knew that out there, there was a war awaiting us.  The virginally white pages of the manuscript that awaited my words consisted of space as immense as the universe of stars.  As I composed and Dieuy wrote down the words to fill that space, we felt as though we were travelling to reach those stars above us.  We used to go back to the boarding house very late at night.  Icy night.  A thin wattle. The leaves and flowers in the garden emanated a mysterious scent.  The exotic perfume of our paths.       

I flipped through the pages of the Anthology and found stars mentioned in other literary excerpts written by other nationally known writers of South Vietnam.  In a passage written by Doan Quoc Sy, the writer called the Faculty of Letters, University of Saigon, the flower of the universe. It was the leading star, Sao Bắ Đẩu, for nation-building, the center of thoughts for the people. 

In another passage written by Vu Trong Phung, the best-known realist novelist of colonial time, the main character, an orphan, declared the most quoted sentence in Vietnamese literature :  "I was born under an unlucky star."  (Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu...)

In another passage written by Toan Phong, the Vietnamese pilot-writer the equivalent of St. Exupéry, the author described his night flight, when the day yielded into night time, and the lights of the landing track seemed to compete with emerging stars over the pilot  ̣ 

Stars, stars, and stars...

The best of Vietnamese prose in almost 100 year, written in the new national language using the Roman alphabet, a product of Christianity and French colonialism. 

My father's love and his world. 

***

 Among his papers, I also found the two concepts he had written down as suggested additions to my piece about my grandmother's floating coffins.  

The additions were brilliant, because my father was brilliant, but it was too late for me to tell him this.  

The old culture taught us Vietnamese to be humble. but I no longer want to be humble now. I want to tell the world that my father was brilliant.  In fact, I think that every Vietnamese American child who was blessed enough to know of his or her father's work in the old country should be entitled to say his or her father was brilliant.     

I am so sorry Dad, for my stupidity in  rejecting the two additions that represented your brilliance.

The twinkle in your eyes when you recognized me as having earned my place in Vietnamese literature, in exile. 

The brilliance of your stars. 

***

Back to my short piece below.  

I have added the two additions my father made to my piece, making it anew as of today, in 2023, in my father's honor.  The two additions are bold-faced.  The piece as a new name.  

Here it is, Daddy, my renewed piece, with your two additions, bearing your fingerprints, footprints, and fruits of your thoughts,  wherever you are now, out there, waiting for our reunion: our family, our roots, together again, on our river, and among our stars:


Những Cỗ Quan Tài của Tĩnh Tâm: 
câu chuyện cuả dòng sông và cuả những vì sao

Đau đớn thay phận đàn bà...
Nguyễn Du

(c)DNN 1998,
from the back cover of 
"Mùi Hương Quế"


Người đàn bà đẹp đầu tiên tôi gặp trong đời là bà ngoại tôi. Khi tôi có trí khôn thì bà ngoại tôi đã ngoài sáu mươi tuổi. Ở tuổi đó, người bà vẫn thẳng, tóc dài gần chấm đất, tuy đã muối tiêu nhưng vẫn còn óng ả, lướt thướt. Bà có chiếc mũi dọc dừa, gò má cao, cặp môi mỏng và cong, rất hiếm thấy trên những khuôn mặt phụ nữ thuần túy Việt Nam.

Bà ngoại tôi pháp danh là Tĩnh Tâm. Tên thật của bà là Hương Quế. Xứ Huế đã đặt cho đàn bà những cái tên đẹp lạ lùng: Yên Chi, Dạ Khê, Tiểu Bích, Tú Thiềm, Phiến Tuyết, vân vân.

Mọi người chung quanh cho rằng bà ngoại tôi là một người đàn bà khó tính, khắc nghiệt và lạnh lẽo Bà có một chứng bệnh không bác sĩ nào chữa được. Đó là bệnh nóng cổ. Cổ bà nóng và rát, làm bà ray rứt, khó chịu, ăn ngủ không được, người đâm bẳn gắt. Bà ngoại tôi rất chiều con cháu, nhưng hay la mắng, rầy rà gia nhân. Mẹ tôi là con độc nhất của bà. Gả mẹ tôi cho ba tôi là người Bắc, bà ngoại tôi luôn luôn mang nỗi buồn phải xa đứa con một.

Tôi chưa hề thấy bà ngoại tôi khắc nghiệt hay lạnh lẽo. Bà ngoại thích coi cải lương, say mê. Nhiều khi xúc động, khóc sụt sùi. Con người tình cảm ấy không thể nào khắc nghiệt hay lạnh lẽo. Khi bà la mắng người làm, giọng bà như độc thoại, buồn như một điệp khúc than thở, không hề có tính cách đay nghiến của một người chủ thiếu lòng nhân. Lúc về già, người độc nhất mà bà cằn nhằn là ông ngoại tôi. Nhiều khi không duyên cớ. Ông ngoại tôi người nhỏ bé, tính vui vẻ, hồn nhiên. Bà con gọi đùa là Lão Ngoan Đồng như trong truyện kiếm hiệp. Khi bà ngoại tôi càu nhàu, ông ngoại tôi chỉ phớt tỉnh, ngồi đọc báo.

Mẹ tôi kể cho tôi nghe cuộc đời bà ngoại. Bà chỉ có một người chị gái. Hai chị em con quan xứ Huế, gia đình phong lưu trưởng giả. Người chị gái, bà Ấm, lấy chồng đông con nên vất vả. Bà ngoại tôi lấy ông ngoại tôi là con quan, được đủ miếng ăn thì lại phải chịu những đau đớn khác.

Ngoài cảnh làm dâu trong chế độ gia đình phong kiến, bà ngoại tôi là một người mẹ xấu số. Đẻ ba con trai đều chết cả ba. Mẹ tôi thì èo uột, hay đau ốm. Bà ngoại phải đem cho chùa, đổi tên, cho thần thánh khỏi bắt đi. Vì không có con trai, bà phải cưới vợ hầu cho ông ngoại rất nhiều lần. Mẹ tôi kể có lần bà phải nằm giường sát phòng hợp cẩn của ông ngoại và người hầu trẻ. Ông ngoại tôi là một thứ “ông phán” phong nhã, hào hoa, có không biết bao nhiêu vợ hầu vợ lẽ. Không có con trai, bà ngoại tôi phải nuôi con nuôi, hoặc con trai của những người vợ hầu. Những người con trai này lớn lên (trừ người con út) đều phụ công nuôi dưỡng của bà ngoại tôi mà đi.

Thuở nhỏ tôi không hiểu được lòng ưu uất của người vợ lớn là bà ngoại tôi, cũng như nỗi cô đơn của bà. Ở tuổi thơ ấu, tôi không hiểu được căn bệnh nóng cổ của bà. Mẹ tôi bảo bà tưởng tượng ra bệnh. Tôi thì cho rằng bà nóng cổ vì hay hút thuốc Cẩm Lệ.

Tôi lớn lên trong lòng thương và tình quyến luyến của bà ngoại. Có lẽ tôi đã lây tính đa sầu, đa cảm, hay khóc thương phận người của bà. Tuy trí óc non nớt, tôi cũng biết bà ngoại là người hay phiền muộn. Bà thích tôi ngồi coi cải lương với bà, một điều mà bố tôi cấm đoán. Tôi tự cho mình là người bạn nhỏ của bà. Tôi tự nguyện lớn lên sẽ làm cô giáo, mua nhà ở Huế cho bà ngoại ở.

Tôi nhớ mãi có lần tôi bắt gặp bà ngoại tôi nhỏ lệ, không phải vì tuồng cải lương hay vì giận ông ngoại nước mắt bà thấm ướt mái tóc dài. Tay bà run rẩỵ Bà kể cho tôi nghe về một hình ảnh mà lâu lâu bà vẫn thấy trong một giấc mộng đã ám ảnh bà cả đời. Bà dặn dò tôi đừng kể cho ai nghe, kể cả mẹ tôi.

Trong giấc mộng ấy, bà ngoại tôi, người đàn bà đẹp xứ Huế mang tên Tĩnh Tâm, ngồi một mình bên một dòng sông tĩnh lặng. Có thể là dòng Hương Giang, có thể là con sông Bến Ngự, hoặc có thể là khúc sông chảy qua làng Cồn. Trên dòng sông, có những cỗ quan tài trôi từ từ, lặng lẽ.

Người đàn bà ngồi đợi để vớt những cỗ quan tài.

Giấc mộng chỉ đến đó thôi, rồi bà ngoại tôi tỉnh dậy.



Bàn tay nhỏ bé của đứa cháu gái là tôi lau nước mắt cho bà ngoại tuổi ngoài sáu mươi. Tôi không thấy sợ, chỉ thương bà ngoại tôi nằm thấy ác mộng. Cơn ác mộng lặng lẽ và im lìm, không tiếng động.

Càng lớn, tôi càng nhớ mãi về giấc mộng của bà ngoại tôi. Có lần tôi hỏi, “Ngoại có biết trong quan tài có gì không?” Bà lắc đầu, không nói. Cái lắc đầu của bà có nghĩa gì tôi không rõ. Bà không biết trong quan tài có gì, xác của người thân, xác của người lạ? Hay là bà lắc đầu vì không muốn trả lời câu tôi hỏi.

Tôi vẫn thắc mắc mãi tại sao bà ngoại tôi nằm mộng thấy quan tài? Tại sao bà mang nhiều phiền muộn? Bà tương đối là được sung sướng vật chất và đời sống được bảo đảm. Trong khi cả nước khổ cực theo chiến tranh, theo nạn đói năm Ất Dậu, theo cuộc kháng chiến chống Pháp và những ngổn ngang của lịch sử thì bà ngoại tôi vẫn may mắn làm người thiếu phụ quý phái đất thần kinh.

Năm mười lăm tuổi, tôi đủ thông minh để phỏng đoán là những cỗ quan tài trong giấc mộng tượng trưng cho những cái chết của ba người con trai bà. Không có con trai là thảm kịch của cuộc đời bà ngoại tôi. Có thể những cỗ quan tài ấy tượng trưng cho nỗi đau khổ của bà khi phải chứng kiến những cái chết của những đứa con trai nhỏ vì bệnh sài kinh. Chung là sự hủy diệt sức sống và lẽ an vui của đời bà. Không có con trai, bà sớm mất tư thế trong gia đình. Nghe chuyện, tôi cảm thấy bất mãn cái vô lý, vô nhân của một xã hội chuyên chế đã gây nên sự đau buồn cho bà ngoại. Đồng thời, giấc mộng của bà làm tôi suy nghĩ đến cuộc đời của những phụ nữ Việt Nam khác trong dòng họ tôi.

Trái với bà ngoại tôi, bà nội tôi không có một cái tên quý phái cuả xứ Thần Kinh. Bà nội tôi là con một cụ đồ hay chữ. Vì thế, tuy con gái không được đi học, bà tôi lại thuộc lòng Tam Tự Kinh. Bà thấp lùn, nước da trắng nõn, mặt tròn trịa, phúc hậu, tính tình đơn giản, nhu mì, không bao giờ bẳn gắt. Lấy ông nội tôi là người chủ ruộng, bà nội tôi vẫn phải làm việc vất vả, quán xuyến việc đồng áng, nhà cửa. Rồi hai ông bà bỏ hết của cải, ruộng vườn di cư vào miền Nam. Lúc mới vào Sài Gòn, bà tôi phải đi gánh nước thuê, hằng ngày phải dậy từ ba giờ sáng đi bán xôi rong để nuôi gia đình cho đến khi bố tôi được bổ đi dạy. Bố tôi bảo bà nội lùn xủn vì suốt đời phải gồng gánh bưng xách. Những gồng gánh bưng xách đã hủy diệt sức lớn trong xương cốt của bà từ thuở còn là thiếu nữ.

Càng về già, bà nội tôi càng say sưa kể lể những chuyện quá khứ ở miền Bắc Việt Nam. Bà là nạn nhân của tục tảo hôn. Bà bị gả cho một cậu bé trai lên bảy. Buồn tủi, bà trốn về nhà cha mẹ. Sau đó, bà lấy ông nội tôi là con nhà địa chủ. Bà trông nom tá điền, lại phải làm dâu, rồi cũng phải để ông nội tôi lấy vợ bé, và là con dâu trưởng, bà luôn luôn đứng mũi chịu sào, tảo tần sương gió. Sinh đẻ cả hơn mười lần, chỉ nuôi được năm. Trong cuộc chiến tranh Việt Pháp, người con gái đầu lòng của bà, cô cả chị bố tôi, bị tử nạn năm hai mươi tuổi. Cô cả là người phụ nữ học thư’c, nói tiếng Pháp thạ̣o, và là nữ y tá Việt Nam đầu tiên cuả vùng Việt Bắc.

Ngày còn là học sinh ở Việt Nam, tôi vẫn suy nghĩ mãi, không hiểu tại sao trong cuộc đời bà nội tôi cũng có những cái tang đau khổ, những biến cố đánh nặng vào đầu óc, vậy mà bà nội tôi không mộng thấy quan tài. Hay là bà nội tôi cũng có nằm mộng đấy, mà không kể lể, khóc thương?

Chiếc quan tài ám ảnh tuổi thơ của tôi cùng với hình ảnh những người đàn bà khác trong họ. Tôi có người cô họ, tên Oanh, năm hai mươi hai tuổi thì chồng chết trận. Cô than khóc, vật vã, gào thét, vất vưởng, mắt lạc thần cả mấy năm sau đó. Trong họ hay bảo: cô khật khùng vì đau khổ. Tôi có người dì họ, tên Thanh, chồng chết đã lâu. Bà ngồi bán nón ở chợ Đông Ba, Huế để nuôi con. Đứa con trai của bà chết trận. Quan tài của con chở về, bà cũng khóc lóc, vật vã, khật khùng như cô Oanh. Chứng kiến nỗi đau khổ của họ, tôi vẫn tự hỏi không biết rồi họ có nằm mộng thấy những cỗ quan tài trôi lềnh bềnh trên sông như bà ngoại tôi?

Cũng năm mười lăm tuổi, tôi đọc cuốn Phái Thứ Hai (Deuxième Sexe) của nhà văn Pháp Simone de Beauvoir, tình nhân của triết gia Jean Paul Sartre. Trí óc tôi chưa đủ phát triển để hấp thụ hết cái thuyết tranh đấu cho nữ giới trong tác phẩm của de Beauvoir. Nhưng tôi đã đủ lớn không để nhận thức rằng trong tác phẩm của nhà văn nữ này, không có cái ám ảnh đau thương của những cỗ quan tài như trong giấc mộng của bà ngoại, không có những gồng gánh, bưng xách đến lùn cả người như trong đời bà nội tôi, cũng không có những cỗ quan tài bọc cờ và những cơn vật vã, khật khùng của cô Oanh và dì Thanh. Những phụ nữ Âu Mỹ tranh đấu để được quyền. Còn những phụ nữ trong gia đình tôi phấn đấu để sống còn, và sống là sống cho người chứ không phải cho mình. Tôi tự hỏi tại sao trên mặt đất này mà những mẫu người đàn bà được Simone de Beauvoir phân tích là tác phẩm của trí tuệ và ý thức, còn những người đàn bà thân yêu trong đời tôi là tác phẩm của nước mắt chảy ngược vào lòng?

Tháng tư năm bảy lăm, bố tôi mang vợ con, cha mẹ và anh em vào phi trường Tân Sơn Nhất để đợi máy bay sang Mỹ. Dĩ nhiên là ông bà ngoại tôi ở lại Sài Gòn chứ không thể nào theo con gái và gia đình con rể. Cuộc ly biệt quá ngắn ngủi, vội vã. Để tránh xu’c động, ông ngoại tôi lánh mặt con gái, con rể, và các cháu. Mẹ tôi cũng tránh vương vấn chia tay với ông bà ngoại, và tôi cũng thế. Tôi nhớ mẹ tôi gọi bà ngoại vào trao tay hòm chìa khóa thay thế lời từ biệt.

Bố tôi dùng xe hơi chở gia đình vào phi trường. Không hiểu vì sao, tôi tình nguyện lái Honda PC theo sau. Tôi nhớ mãi hình ảnh bà ngoại tôi đứng ngơ ngác bên cửa sổ sân nhà, không dám hỏi chuyện để tránh xúc động khi những người thân của bà đang tíu tít xưa xoan cho cuộc hành trình vô định. Bà đội nón lá như lúc đi chợ, tóc muối tiêu búi đàng sau, đôi mắt buồn như muốn khóc.

Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy bà ngoại tôi.

Bây giờ tôi đã lớn, tôi không làm cô giáo. Tôi không ở Huế và bà ngoại tôi đã chết.

Một buổi chiều mùa hạ năm bảy chín, tôi theo một người bạn trai Mỹ làm nghề phó nhòm, muốn chụp ảnh tôi để “lăng xê” tôi làm người mẫu. Tôi gọi điện thoại về nhà, thì bên kia đầu dây mẹ tôi tức tưởi: “Con ơi, bà ngoại chết rồi!”. Tự nhiên trong bụng tôi đau nhói như có mũi dao đâm. Tôi không khóc nhưng lần đầu tiên trong đời, tôi có cảm giác gọi là “đau như đứt ruột”.

Bà ngoại tôi chết trong đau đớn vì bạo bệnh mà không đủ thuốc men. Bà mất đi không một lần thấy lại đứa con gái thân yêu, con rể, và các cháu ngoại, nhất là đứa cháu đã chia sẻ những giọt nước mắt với bà.



Cái chết của bà ngoại làm tôi thấm thía thêm ý nghĩa “sinh ly tử biệt.” Lần cuối cùng nhìn bà ngoại buổi chiều tháng tư năm bảy lăm, khi bà tần ngần đứng bên cửa sổ nhìn con cháu ra đi là ý nghĩa nỗi khổ “sinh ly”. Và tin bà chết ở bên kia bờ đại dương là ý nghĩa niềm đau “tử biệt”. Tôi tự an ủi nghĩ rằng tôi không phải là người độc nhất thấm thía cái đau sinh ly tử biệt. Mà đó là cái đau chung của cả một dân tộc kém may mắn trên bản đồ thế giới. Nô lệ và chiến tranh. Một cơn lốc chính trị xoay chuyển cả nguồn gốc của một văn hóa nghèo, chậm tiến. Trong phần tư thế kỷ mà hai lần di tản cả triệu con người, vượt đường trường, vượt đại dương.

Tôi vẫn tự hỏi trong thời gian chúng tôi ở Mỹ, và bà ngoại sống thiếu thốn ở Việt Nam, không biết bà có nằm mộng thấy những cỗ quan tài trôi sông, và bà có thấy những gì bên trong cỗ quan tài đó ? Điều đó bà chưa hề hé môi chia sẻ với tôi. Hay với bất cứ ai, kể cả chồng con.

Trong những năm tháng này, cuối thập niên tám mươi chuyển sang thập niên chín mươi, tôi có một hồi rảnh rỗi trong nghề nghiệp để đọc lại văn chương Việt Nam. Lần đầu tiên, tôi ngồi đọc hết mấy ngàn câu Chuyện Kiều, để ngẫm nghĩ về nước mắt, định mệnh, và sự phấn đấu của cô Kiều, về thân phận người đàn bà mà Nguyễn Du thương xót như thương xót chính thân phận tài hoa kẻ sĩ, và nỗi cô đơn tột độ của người thức giả:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như


Cũng năm đó, vô tình tôi đọc một truyện ngắn của bà Bùi Bích Hà, làm tôi nhớ giấc mộng của bà ngoại. Tôi không biết là truyện có thật hay không? Nhà văn kể lại truyện của một người đàn bà Việt Nam đi vớt xác con trên đường vượt biển. Truyện làm tôi bàng hoàng, nhắc tôi nhớ hình ảnh người đàn bà chịu đựng, ngồi một mình chờ những cỗ quan tài lềnh bềnh trên sông. Những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm.

Tôi đi tìm một cuốn sách tâm lý giải mộng của Tây phương. Trong cuốn sách đó, tác giả bảo nằm mộng thấy quan tài là cảm giác bất an của người bị đe dọa bởi thiên tai, đại họa, sự trừng phạt vô cớ của định mệnh, hoàn cảnh, ở ngoài khả năng và quyền hạn của con người, không đo lường được.

Nhưng trong giấc mộng cuả bà ngoại tôi, ngoài những cỗ quan tài, còn có dòng sông. Tôi bắt buộc phải nghĩ đến những dòng sông, mang tất cả vật thể từ nguồn ra biển. Trên những dòng sông, có rong rêu, có phù sa, có thây ma, có xác người, và cả những cỗ quan tài thô sơ, đốn từ lòng cây trong rừng, được vội vã thả trôi để có thể theo sông về đến bến cố hương thay vì chôn vùi nơi đất lạ̣ quê người. Tất cả đều trôi ra biển. Ra với đại dương. Và về với đại dương.

Muà Đông cuối năm đó, tôi ra đứng bên bờ Đại Tây Dương, ngắm tượng Nữ Thần Tự Do khi thành phố Nữu Ước chưa lên đèn. Tôi đứng đấy cho đến khi trời tối xẫm và bầu trời bắt đầu xuất hiện những vì sao.  Gió lành lạnh. Và hơi nước lành lạ̣nh. Tôi ngửng mặt nhìn lên trời, màu xanh ngắt tuyệt vời đã tối dần thành màu đen thẫm như ́vạt áo dài nhung cuả bà ngoại t̀ôi ngày xưa.  Tôi ngước nhìn những vì sao phía trên bầu trời Nữu Ước đã lên đèn, mà nghĩ đến số phận cuả con người nhỏ bé.  Văn hoá cội nguồ̉n tôi hay tin vào những vì sao chiếu mệnh con người.  Tôi biết tìm đâu ra vì sao mang số kiếp đính mệnh cuả bà ngoại tôi?  Vì sao nào ̣đang chờ đợi tôi?   Tôi nghĩ đến sự̣ huyền diệu mông lung cuả tạo hoá, bên cạ̣nh cái hùng vĩ, đồ sộ và lồng lộ̣ng cuả khoa học phát minh, khi những phi hành gia cuả Mỹ và Nga như Louis Armstrong đã vượt ra khỏi bầu khí quyển, từ không gian không trọng lượng mà nhìn về quả điạ cầu, bỗng nhỏ bé hẳn đi như thân phận li ti cuả tỷ tỷ tỷ con người chen chúc tranh nhau trên mặt đất.


Tôi quay lại nhìn đường chân trời rực rỡ cuả đô thị Nữu Ước, lấp lánh trong màn ̣đêm như cạnh tranh với những vì̀ sao ở tấn đỉnh cao cuà̉ màn đêm. Quên đi thời gian, tôi đứng lặng trước thành phố đã lên đèn. Hình ảnh người phụ nữ cầm chiếc đuốc soi bờ đại dương sừng sững một mình ở cưả biển, để luôn luôn chào đón nhân loại khốn cùng đang đổ x̀ô về cứu cánh cuà đường ̣̣đi không đến, ngày và đêm, tự nhiên làm tôi nhỏ nước mắt.

Tôi không biết mình nhỏ nước mắt vì ai, cho ai. Tôi đâu dám bắt chước con người tài tử Nguyễn Du khóc người ba trăm năm trước để hỏi người ba trăm năm sau. Có lẽ tôi khóc vì tôi nhớ lại cuộc di cư ngày nào. Tôi nhớ đến khuôn mặt đẹp và ánh mắt sầu muộn của bà ngoại tôi. Giấc mơ hồn nhiên của tuổi thơ, sẽ làm cô giáo nuôi bà ngoại ở Huế, tôi đã bỏ mất. Bà không còn chỉ là bà ngoại, mà là hình ảnh Tĩnh Tâm, người phụ nữ sinh trước tôi hai thế hệ. Hình ảnh bà mang tôi về tuổi thơ xứ mẹ. Hình như tôi khóc vì trong lòng tôi cũng mang hình ảnh những cỗ quan tài như trong giấc mộng của Tĩnh Tâm. Vì tôi mang nặng một nơi chốn đã đi vào tiềm thức tôi, một nơi chốn mà thân phận đàn bà là tiếng kêu rên xiết trong những tập tục và thành kiến văn hóa bóp kẹp con người, nơi chốn của một cuộc chiến tranh tức tưởi, và những hỗn loạn lịch sử vời vợi thương đau, đã gây nên sự phá sản, không phải chỉ vật chất, kinh tế, mà e còn lan sang địa hạt tinh thần.

Tôi tự hỏi có người phụ nữ Việt Nam nào nhạy cảm, là nạn nhân của xã hội chiến tranh đó, mà không mang trong lòng những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm? Tôi may mắn sinh ra trong một thời đại không phải gồng gánh, bưng xách như bà nội tôi, không phải cưới vợ hầu cho chồng như bà ngoại tôi, không phải là nạn nhân của tục tảo hôn, không phải tủi sầu vì không có con trai. Tôi may mắn không phải đi vớt xác con, đi nhận xác chồng, xác con trai như những người bất hạnh của cố hương đầy đau khổ.

Tôi tin vào thuyết tiềm thức tập thể của nhà tâm lý học Carl Jung. Cho nên tôi đứng đó, đối diện tượng Nữ Thần Tự Do, bên bờ biển Đại Tây Dương, là một người đàn bà di dân đến từ nước Việt Nam nhỏ bé, trước ngưỡng cửa thế kỷ hai mươi mốt, nhớ đến hương hồn của bà ngoại và nghe tiếng kêu khóc của những người đàn bà Việt Nam xấu số. Tôi đến Mỹ khi còn là đứa bé gái hăm hở trước cuộc đời. Cuộc di cư đã cho tôi lối thoát và cơ hội để áp dụng sự phân tích của Simone de Beauvoir vào đời sống của chính mình. Nhưng tôi vẫn nhỏ nước mắt, hướng về Tây phương và quay lại Đông phương, thường tự hỏi mỗi nơi sẽ đem lại những gì cho tính nhạy cảm và cái tiềm thức văn hóa trong tôi. Nước mắt tôi vẫn nhỏ, cho dù bề ngoài tôi cứng rắn, vì tôi đã nghe, đã chứng, đã xót xa trong lòng về những cỗ quan tài của Tĩnh Tâm.

Dương Như Nguyện ̣(c)1988
Trích từ Mùi Hương Quế, xuất bàn đầu năm hai ngàn (c)2000, bời Nhà Xuất Bản Văn Nghệ (Orange County, California)  
Renewed (c)2023 (Houston, Texas)


 ENGLISH TEXT  












2 comments:

  1. Người vẽ cỗ quan tài mộc mạc, đơn sơ, lai láng cảm xúc. Bài viết thâm thuý, sâu sắt. Biết nói sao hơn nhi? chỉ biết là mình sinh ra trong thời loan lac... âu đấy cũng là cảm xúc không thể và chẳng thế nào quên được đúng không chị? Cảm ơn chỉ cho đọc bài viết hay...

    ReplyDelete
    Replies
    1. cam on anh/chi da co long ghe tham trang nay va doc bai. WND

      Delete